Hoa rất thường được ưa chuộng trong dịp Tết Nguyên đán nhưng lại không tốt cho sức khỏe nếu chẳng may ăn phải và lạm dụng trong nhà.
Hoa thủy tiên: có củ như hành tây, lá giống lá tỏi. Những bông hoa này lại chứa nhiều độc tính nếu chẳng may ăn phải với số lượng lớn vì nhiều người lầm tưởng chúng với củ hành. Một số triệu chứng thường gặp như chóng mặt, nôn mửa, co giật và tiêu chảy.
Hoa lan chuông: Hoa nhỏ màu trắng nhưng lại mang đầy độc tính. Chất độc có ở mọi nơi, từ đỉnh của hoa cho tới vùng nước chúng nằm ở đó. Nếu ăn nhiều, bệnh nhân có thể bị nôn nửa, đau miệng, đau bụng, tiêu chảy và bị co giật, loạn nhịp tim.
Hoa đỗ quyên: Đỗ quyên là loài hoa có màu sắc đa dạng, lá và mật hoa của loại cây này lại có độc. Chẳng may ăn phải những chiếc lá xanh của chúng, môi của bạn sẽ bị nóng rát. Nếu ăn nhiều bạn sẽ bị bỏng rộp, nôn mửa, tiêu chảy…
Hoa hồng môn: Lá và những bông hoa đỏ tươi có độc tính. Người ăn phải sẽ bị đau nhức miệng lưỡi, sưng và bỏng rộp, nếu ăn nhiều sẽ gây khàn giọng và khó nuốt.
5 Hoa trúc đào: Đây là loại cây có hoa rất đẹp nhưng có độc tố mạnh. Chất này có ở mọi thành phần của cây, có thể gây hại mắt khi bị tác động hoặc tử vong nếu tiếp xúc trực tiếp. Trúc đào còn chứa những hợp chất nguy hiểm như strychnin, nên chỉ cần nhai một lá là đủ gây nguy hiểm cho trẻ em và nhai 10-20 lá là gây nguy hiểm cho người lớn.
Hoa thiên điểu: Theo Vietq, bên trong loại hoa này chứa đựng nhiều chất độc, có hại cho đường tiêu hóa: hoa và hạt chứa chất gây ra ngộ độc đường ruột. Nếu tiếp xúc hoặc ăn hoa hay hạt thiên điểu, chất độc sẽ đi vào cơ thể qua đường miệng làm xói mòn, tác động mạnh tới đường ruột và gây ra tiêu chảy. Thậm chí, chỉ cần tiếp xúc lâu với cánh hoa, ngay tức thì bạn sẽ thấy chóng mặt và buồn nôn.
Hoa ly: Trong chất thơm của hoa ly vốn chứa thành phần kích thích thần kinh, nếu dùng ở mức độ hợp lý sẽ khiến chúng ta thư giãn và thấy vui vẻ, thoải mái... Ngược lại, khi cắm hoa quá nhiều, quá dày sẽ tạo phản ứng mệt mỏi, dễ gây đau nhức đầu và tập trung kém.
Các loại hoa có màu sắc đẹp nên trẻ em rất tò mò, nhìn ngắm, sờ, ngửi hoặc cho vào miệng nếm thử. Vì thế, việc đề phòng cây cảnh gây ngộ độc cho trẻ em là điều cần thiết.
Theo VOV