Những tục lệ cưới hỏi kỳ lạ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trên thế giới có nhiều nền văn hóa với những phong tục tập quán khác nhau. Ở mỗi đất nước, tục cưới hỏi lại có nhiều điều khác biệt, trong đó có một số tục lệ khá kỳ lạ...

Ở Samoa, váy của cô dâu được làm từ vỏ cây.

 

Ở Nigeria, nếu cô dâu ăn mặc lộng lẫy trước và sau đám cưới, chú rể có quyền gửi trả cô về cho gia đình nhà đẻ.

 

Ở Kenya, trong tháng đầu tiên sau đám cưới, chú rể sẽ phải mặc quần áo phụ nữ để hiểu được phần nào những nỗi vất vả của vợ mình.

 

Ở Namibia, cô dâu choàng một “tấm khăn” có tên là Ecora làm từ da dê, người cô được xông bằng nhựa thuốc lá, bôi bóng bằng mỡ động vật và làm cho đỏ au bằng cách xoa đất hoàng thổ lên khắp người.

 

Ở bộ lạc Surma thuộc Ethiopia, tục lệ qui định cô gái sắp đi lấy chồng phải nhổ bỏ răng cửa hàm dưới, rạch môi và nhét vào đó một chiếc đĩa bằng đất sét nung. Theo thời gian, khi da môi rão dần, chiếc đĩa cũng được thay thế với kích cỡ lớn hơn. Cho tới khi cô đi lấy chồng, giá trị đồ sính lễ mà nhà gái có thể thách nhà trai chính là dựa vào độ lớn của chiếc đĩa gắn trên môi cô. Đĩa càng lớn, cô dâu càng có giá. Tục lệ này còn được mở rộng ra thành đeo đĩa ở tai. Nhưng đĩa ở môi vẫn được coi là tiêu chuẩn hàng đầu để đánh giá độ “hot” của một cô gái.

 

Trên đảo Java, để đăng ký kết hôn mỗi cặp vợ chồng phải trả một ít “lệ phí” vào ngân sách công. Nhưng chính quyền không yêu cầu đóng tiền mà là... đuôi chuột. 25 cái đuôi chuột cho một lần đăng ký kết hôn.

 

Khái niệm đêm tân hôn ở Albania rất kỳ quái và cũng khá... mông lung. Ở đây có truyền thống là trong ba ngày ba đêm, cô dâu phải chống lại tất cả những “yêu sách” của chồng đối với mình bao gồm làm việc nhà và... “việc ấy”. Điều này được cho là giúp xua đuổi những linh hồn quỷ dữ đang ở trong nhà.

 

Người Nenets sống ở vùng Bắc Cực không quan trọng bữa cỗ trong ngày cưới, họ mang thịt thú rừng sống ra để thết khách.

 

Ở đảo Trombrian gần New Guinea, nếu muốn kết hôn, hai người chỉ cần hát chung một bài với vị hôn phu/ hôn thê của mình trước mặt những thành viên khác trong bộ tộc. Sau bài hát này, bộ tộc sẽ coi hai người đó đã là vợ chồng.

 

Nếu bạn tới tham dự một bữa tiệc cưới ở Bali, bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên bởi bên bàn tiệc toàn là phụ nữ, không thấy đàn ông. Vậy đàn ông đi đâu? Họ đang nghỉ ngơi sau khi nấu nướng, chuẩn bị tất cả cỗ bàn, phần thưởng thức chỉ dành cho những người phụ nữ mà thôi!

 

Theo dantri
 

Có thể bạn quan tâm