Văn hóa

Văn học - Nghệ thuật

Những vấn đề đặt ra đối với văn học-nghệ thuật trước yêu cầu mới

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Đó là chủ đề của hội nghị tập huấn do Hội đồng Lý luận, phê bình văn học-nghệ thuật (VHNT) Trung ương tổ chức tại TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) trong 4 ngày (từ 9 đến 12-8).
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Trần Đức
Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Trần Đức
Tham dự khai mạc có các đồng chí: Lê Hồng Quang-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy An Giang; Nhà báo Trần Thanh Lâm-Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Phó Giáo sư-Tiến sĩ-Nhà văn Nguyễn Thế Kỷ-nguyên Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng-Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT Trung ương; các báo cáo viên của Hội đồng Lý luận phê bình VHNT Trung ương.
Dự tập huấn có 261 học viên là cán bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, phóng viên, biên tập viên cơ quan báo chí, văn nghệ sĩ đến từ khu vực phía Nam. 
Trong 4 ngày, học viên được các báo cáo viên truyền đạt các chuyên đề như: Vấn đề xây dựng hệ giá trị VHNT Việt Nam hiện nay; tiếp thu, vận dụng các lý thuyết văn nghệ nước ngoài vào điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay; tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của các Hội VHNT; hỗ trợ thực thi quyền tác giả trong sáng tạo VHNT; tình hình văn xuôi Việt Nam hiện nay; từ Hội nghị Văn hóa toàn quốc năm 2021 những vấn đề đặt ra cho hôm nay và nhiều năm tới; âm nhạc Việt Nam trên không gian mạng; nâng cao giá trị tư tưởng, nghệ thuật, bảo đảm tự do trong sáng tạo VHNT.
Dịp này các học viên cũng đi thực tế tại Khu lưu niệm cố Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng (ấp Mỹ An, xã Mỹ Hòa Hưng, TP. Long Xuyên).
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Trần Đức
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Trần Đức
Phát biểu khai mạc hội nghị, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Trần Thanh Lâm cho rằng, VHNT là lĩnh vực đặc biệt, tinh hoa, tinh túy của văn hóa, giữ vai trò rất quan trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Sau thành công của Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã tạo sức lan tỏa rộng lớn trong toàn hệ thống chính trị, đội ngũ văn nghệ sĩ, trí thức và các tầng lớp nhân dân. Đặc biệt, bài phát biểu chỉ đạo rất quan trọng của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra định hướng và những nhiệm vụ, giải pháp mang tính đột phá mở đường chấn hưng, phát triển văn hóa, VHNT trong thời kỳ mới.
Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cũng đề nghị các đại biểu về tập huấn đề cao ý thức trách nhiệm, cố gắng tập trung nghiên cứu, học tập, tìm hiểu bài giảng một cách nghiêm túc, đầy đủ. "Đây cũng là dịp để các học viên giao lưu, học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng chí, đồng nghiệp nhằm bổ sung kiến thức, kỹ năng, năng lực trong công tác chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Hội nghị sẽ tạo niềm tin, khí thế mới, quyết tâm mới cho công tác lý luận, phê bình VHNT, góp phần giữ gìn, phát triển nền văn học Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”-Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh.
TRẦN ĐỨC
 

Có thể bạn quan tâm