(GLO)- Trước tình trạng hồ tiêu bị chết do dịch bệnh, giá cả bấp bênh, nhiều hộ dân huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai đã chủ động tìm hướng đi mới từ việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi. Các mô hình trồng cà phê, chanh dây, chăn nuôi bò, dê, trồng dâu nuôi tằm… bước đầu đã mang lại hiệu quả kinh tế, nhiều nông dân mạnh dạn làm theo.
Vườn tiêu 1,7ha xanh tốt ngày nào của ông Huỳnh Đức Kịch, thôn 2, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê bây giờ còn thế này
Không như nhứng gia đình khác, ông Kịch mạnh dạn trồng xen 70 cây sầu riêng, 600 cây cà phê, cải tạo lại đất và thay thế bằng cây ăn trái.
Khi cây hồ tiêu bị khủng hoảng, rớt giá, nhiều vườn tiêu ở huyện Chư Sê đang dần thay thế sang cây trồng khác cho hiệu quả kinh tế cao.
Nông dân Rơ Lan Blung, ở làng Tel, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê có 3ha đất. Anh trồng 300 gốc chanh dây, 2.600 cây cà phê, sầu riêng và 400 trụ tiêu. Năm 2018, gia đình trừ hết chi phí đầu tư còn dư 200 triệu đồng. Anh cho biết mấy năm gần đây, giá nông sản xuống thấp, anh đã chuyển sang trồng cây chanh dây vì thời gian trồng cho đến khi thu hoạch khoảng 6 tháng mình đã có thu nhập rồi.
Nông dân xã Chư Pơng, huyện Chư Sê chuyển đổi sang trồng cây chanh dây và trồng xen cây đinh lăng để tăng thu nhập
Cán bộ hội nông dân xã Ia Lop trực tiếp hướng dẫn tuyên truyền nông dân kỹ thuật chăm sóc cây chanh dây
Nông dân Siu Dơn, xã Ia H Lốp, huyện Chư Sê trồng 700 cây cà phê và chăn nuôi bò.
Thực hiện chương trình tái canh cây cà phê, phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê đã cấp hơn 237 ngàn cây giống cho bà con để cải tạo vườn cây.
Mô hình chăn nuôi dê được nhiều bà con lựa chọn mang lại hiệu quả cao cho người nông dân
Ông Nguyễn Văn Hợp-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Sê cho biết: Việc chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi bước đầu đã có hiệu quả nên bà con cũng đã an tâm tiếp tục sản xuất.
Đức Thụy