Kinh tế

Giá cả thị trường

Ô tô Việt "chậm lớn", xe ngoại xâm nhập mọi ngóc ngách thị trường

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Hàng loạt chuyên gia khẳng định công nghiệp ô tô Việt Nam đang phát triển chậm so với các đối thủ, đặc biệt khu vực hỗ trợ nội địa chưa đủ lớn để có thể nâng quy mô, giảm giá thành sản phẩm. Trong khi đó, xe không thuế Thái Lan, Indonesia đang xâm nhập ở mọi ngóc ngách thị trường Việt.
Nếu cứ thế này... ngành ô tô Việt sẽ sụp đổ
Tại một buổi tọa đàm được tổ chức bởi Bộ Công Thương mới đây, ông Vũ Tấn Công, nguyên Tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô (VAMA) cho rằng: Nếu cứ như thế này ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ sụp đổ, khó có thể cạnh tranh được với nước ngoài.
 
Ông Vũ Tấn Công, nguyên Tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô (VAMA) cho rằng: Nếu cứ như thế này ngành công nghiệp ô tô Việt Nam sẽ sụp đổ.
Chi phí sản xuất ô tô ở Việt Nam đang cao hơn so với các nước khác, đó là một trong những nguyên nhân khó cạnh tranh... Thậm chí theo ông Công, mức chi phí cao hơn lên tới 18-20%.
Do đó, ông Công cho rằng, phải có những chính sách để hỗ trợ thị trường trong nước như ưu đãi thuế cùng hỗ trợ khác. Cùng với đó doanh nghiệp cũng cần phải tự lực trong việc đẩy mạnh việc mở rộng tìm kiếm cơ hội từ chính thị trường trong nước.
Là người từng nghiên cứu rất nhiều về công nghiệp ô tô Thái Lan, ông Công cho biết, chính sách công nghiệp hỗ trợ ô tô nước này ổn định lâu dài. Do vậy, doanh nghiệp khi đầu tư vào rất yên tâm.
“Họ cũng tổ chức các cụm công nghiệp sản xuất ô tô quy mô lớn, giảm nhiều chi phí sản xuất, chính quyền địa phương hỗ trợ nhiều. Tôi đã nhấn mạnh nhiều lần, chính quyền địa phương rất quan trọng trong việc phát triển công nghiệp hỗ trợ…”, ông Công nói.
Ô tô Việt : Thiếu phụ tùng, thâm dụng lao động, công nghệ giản đơn
Trong một báo cáo vừa công bố về tổng quan ngành công nghiệp hỗ trợ, Bộ Công Thương cho biết, tại Việt Nam, công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp ô tô chưa phát triển, bởi điều kiện cần về quy mô thị trường chưa được đáp ứng.
 
Tỷ lệ nội địa hóa xe hơi tại Việt Nam vẫn khá thấp
Xét về công nghiệp hỗ trợ trong ngành công nghiệp ô tô, hiện nay, chỉ một vài nhà cung cấp trong nước có thể tham gia vào chuỗi cung ứng của các nhà sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam. Phụ tùng linh kiện ô tô hiện sản xuất tại Việt Nam chủ yếu là các phụ tùng thâm dụng lao động, công nghệ giản đơn, như ghế ngồi, kính, săm lốp, bánh xe…
Theo số liệu của Bộ Công Thương, để phục vụ lắp ráp trong nước, trong giai đoạn 2010 – 2016, Việt Nam đã nhập khẩu các loại phụ tùng, linh kiện khác nhau, với tổng giá trị nhập khẩu bình quân mỗi năm khoảng 2 tỉ USD, chủ yếu từ Nhật Bản (23%), Trung Quốc (23%), Hàn Quốc (16%) và Thái Lan (16%).
Doanh nghiệp ô tô không thể tự làm phụ kiện
Ông Toru Kinoshita, Tổng giám đốc Công ty Toyota Việt Nam đã chia sẻ với báo giới xung quanh việc tăng cường tỷ lệ nội địa hóa tại Việt Nam.
 
Ông Toru Kinoshita, Tổng giám đốc Công ty Toyota Việt Nam
Theo tính toán sơ bộ của ông này, tùy từng mẫu xe, chệnh lệch giữa chi phí giữa xe sản xuất tại Việt Nam cao hơn sản xuất ở một số nước ASEAN từ 10-20%.
Tổng Giám đốc Toyota tại Việt Nam nêu: Nếu trong tương lai không có gì thay đổi, không có những biện pháp hỗ trợ phát triển sản xuất trong nước thì tỷ trọng xe sản xuất trong nước có thể theo chiều hướng giảm.
Theo lãnh đạo Toyota Việt Nam, hiện nay, tỷ lệ nội địa hoá ở các dòng xe du lịch dưới 9 chỗ ngồi phổ biến ở mức 10-20%, nghĩa là đang ở cấp độ đầu tiên. Để hiểu rõ vì sao mới chỉ phổ biến ở mức 20% này thì cần phải nhìn nhận rõ lợi thế hiện có của Việt Nam trong phát triển công nghiệp hỗ trợ.
Xế sang đời cũ giá 400 triệu đồng như xe cỏ
Hàng loạt dòng xe sang đã qua sử dụng, có tuổi đời khoảng 10 năm đang được chủ rao bán với giá chỉ dưới 400 triệu đồng để giành khách xe cỏ. Tuy nhiên, đây lại là những dòng xe cực kỳ khó bán. Nhiều người cho biết có xe phải "treo" showroom nửa năm, phải ký gửi chỗ khác để lấy may.
 
Chiếc Land Cruiser cũ bán ra ngoài thị trường đều rất chật vật, khó cạnh tranh với xe phổ thông
Trên thị trường xe cũ, không chỉ có các dòng xe phổ thông, hạng trung giảm giá, các dòng xe hạng sang cũng đều được giảm giá mạnh để đẩy hàng trước tháng cao điểm. Trên một website về mua bán xe hơi có tiếng, các dòng xe Land Cruiser và BMW đời từ 2006 đến 2000 đều được bán với giá từ 400 triệu trở xuống.
Điều đáng nói, có hàng trăm chủ xe, cá nhân rao bán loại xe này cho khách và khi liên hệ, hầu hết đều cho biết có thể giảm nhẹ đối với khách hàng thực mua.
Xe nhập đang tăng sốc, dồn xe lắp ráp vào thế khó
Tính đến giữa tháng 9/2019, lượng xe nhập về Việt Nam đã đạt khoảng 102.000 chiếc, trong đó có gần 76.000 chiếc là xe con. Lượng xe nhập tăng hơn 200% cùng kỳ năm trước khiến áp lực và khó khăn đang bủa vây doanh nghiệp lắp ráp xe trong nước.
 
Lượng xe nhập tăng sốc gần đây khiến áp lực cạnh tranh trên thị trường xe trở nên khốc liệt cuối năm
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, hết ngày 15/9, lượng xe nhập đã tăng hơn 200% so với cùng kỳ năm 2018 và gần 50% so với năm 2017. Các năm 2018, lượng xe nhập đến ngày 15/9 chỉ đạt hơn 33.000 chiếc, con số thấp hơn nhiều so với hơn 102.000 chiếc hiện nay.
Lượng xe nhập năm 2019 tăng rất mạnh, đáng chú ý, lượng xe nhập hiện nay đã đuổi gần kịp với xe sản xuất, lắp ráp trong nước. Cụ thể, theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), 8 tháng qua, lượng xe lắp ráp của 11 thương hiệu ô tô trong nước và cộng thêm với lượng xe của Tập đoàn Thành Công là khoảng 167.000 chiếc. Trong khi đó, lượng xe nhập đã vào khoảng 102.000, đuổi gần kịp với lượng xe lắp ráp trong nước.
Ngành thống kê nói gì về khả năng cạnh tranh của VinFast ?
Tại buổi họp báo tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê tổ chức mới đây, ông Phạm Đình Thúy, Vụ trưởng Vụ Thống kê Công nghiệp đề cập đến ba chủng loại mặt hàng đang tồn kho. Đồng thời, ông này cũng nói đến khả năng cạnh tranh của xe VinFast.
 
VinFast bắt đầu được đánh giá bởi các cơ quan chuyên môn
Ông này cho biết hiện Việt Nam đang có 3 ngành tỷ lệ tồn kho cao là xăng dầu, ô tô và sắt thép, tuy nhiên tồn kho không đáng lo ngại, chỉ mang tính kỹ thuật, tính thời điểm.
Ông Thúy khẳng định, tình hình tồn kho cao hơn năm ngoái, tỷ lệ tồn kho cao hơn năm trước không đáng lo ngại. Sản xuất xăng dầu có tỷ lệ tồn kho tăng cao 55,7% so với năm trước, chủ yếu do sản xuất chưa khai thác được thị trường trong nước (xăng dầu nhà máy Nghi Sơn, Thanh Hóa).
Ngành ô tô, xe máy cũng có tỷ lệ tồn kho cao, lý do là thuế nhập khẩu ô tô từ các nước ASEAN về Việt Nam đang nên các đang có xu hướng đổ xô vào nhập khẩu ồ ạt ô tô xe máy.
Trong khi đó, lĩnh vực ô tô mới có thêm Vinfast có quy mô lớn tuy nhiên, công ty này mới sản xuất tháng 7 và đang thăm dò thị trường.
"VinFast hoạt động sản xuất kinh doanh tốt thì sẽ có thị trường không chỉ trong nước mà còn xuất khẩu", ông Thúy nói.
Hết Accent đến Morning biển đẹp về tay đại gia
Mới đây ở Hải Dương đã xuất hiện biển ngũ quý 3 siêu đẹp. Tuy nhiên, trớ trêu thay, chủ cũ của chiếc xe đồng ý bán chiếc xe cho khách với giá 400 triệu đồng dù xe đời 2014, đã đi được hơn 60.000 km.
 
Hai chiếc xe biển siêu đẹp tại Hải Dương
Vào ngày 25/9, chủ mới và người cũ đồng ý mua bán và đi bốc biển, nhưng người mua lại may mắn bốc phải biển ngũ quý 3: 34A. 333.33.
Là dân kinh doanh xe nên anh Khương Lee khá mê tín và muốn mua lại chính chiếc xe của mình. Tuy nhiên, chủ xe mới đòi mức giá gấp đôi 800 triệu đồng cho chiếc xe mà chủ cũ vừa bán với mức giá 400 triệu đồng. Đây là điều khá cay đắng cho chủ xe cũ.
Mới đây, chiếc Kia Morning biển ngũ quy 9 (29A- 999.99) đã về tay một người chuyên mua xe biển đẹp, điều đáng nói là chủ nhân lại sở hữu bộ sưu tập 1 xe ô tô và 3 xe máy đều biển ngữ quý 9 siêu đẹp.
Theo An Linh (Dân trí)

Có thể bạn quan tâm