Sức khỏe

Phát hiện 3 thứ kỳ quặc có thể "diệt gọn" COVID-19

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Nghiên cứu mới từ Đại học Curtin (Úc) cho thấy protein gai của SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có thể hoàn toàn bị mắc kẹt khi tiếp xúc một số thứ.

Theo tiến sĩ Nadim Darwhis từ Trường Khoa học phân tử và đời sống của Đại học Curtin, ông và các cộng sự đã phát hiện ra rằng protein gai của SARS-CoV-2 nhanh chóng bị gắn và dính chặt vào 3 dạng bề mặt quen thuộc: Silicon, vàng và đồng.

Vì vậy, nghe có vẻ kỳ quặc, nhưng dùng 3 vật liệu này đúng cách sẽ giúp bạn phòng bệnh COVID-19.

Virus SARS-CoV-2 - Ảnh minh họa từ Internet

Virus SARS-CoV-2 - Ảnh minh họa từ Internet

"Virus corona mới này có protein gai ở ngoại vi cho phép chúng xâm nhập vào tế bào chủ. Chúng tôi tôi nhận thấy những protein này dễ dàng bị dính vào bề mặt silicon, vàng và đồng thông qua phản ứng tạo thành liên kết hóa học mạnh" - chuyên san khoa học PHYS dẫn lời tiến sĩ Darwhis.

Quá trình này khiến virus bị bắt và tiêu diệt như cách người ta sử dụng keo dính chuột.

Vì vậy, những vật liệu này có khả năng được sử dụng như một chiếc bẫy bắt SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 khi được ứng dụng vào các bộ lọc không khí, làm lớp phủ bàn, ghế, các loại bề mặt, hoặc bên trong vải và khẩu trang như lớp lọc virus. Khi bị bắt lại, chúng không thể tiếp tục xâm nhập vào tế bào người.

Ngoài ra nếu được kết hợp với xung điện, một số loại bộ lọc có ứng dụng các vật liệu trên có thể kiêm luôn việc diệt gọn tất cả virus bám vào nó ngay lập tức. Nhóm nghiên cứu cho biết kết hợp xung điện vào các bộ lọc không khí là gợi ý khả thi hàng đầu.

Tìm một cách loại bỏ virus trong môi trường phổ quát hơn là điều nhiều nhà khoa học đang nghiên cứu trong bối cảnh cả thế giới đang dần bình thường hóa bệnh COVID-19 nhờ độ bao phủ rộng của vắc-xin, miễn dịch cộng đồng mạnh. Dù vậy, COVID-19 vẫn gây rất nhiều phiền toái bởi vẫn thường gây nên các làn sóng, thứ gây rắc rối nhiều cho hoạt động kinh tế vì ảnh hưởng lực lượng lao động.

"Nghiên cứu này thú vị vì nó cho phép hiểu rõ hơn về virus corona và từ góc độ ứng dụng sẽ giúp phát triển các công cụ chống lại sự lây truyền của nó trong hiện tại và tương lai" - các tác giả cho biết.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Chemical Science.

Có thể bạn quan tâm