Sức khỏe

Dinh dưỡng

Phát hiện 'chìa khóa' bất ngờ để giảm nhiều chỉ số mỡ máu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một cơ chế gián tiếp có thể giúp bạn khó bị rối loạn mỡ máu và việc tăng cường một số món ăn có thể giúp cơ chế đó hoạt động tốt hơn.

Trong một nghiên cứu mới được Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) tài trợ một phần, nhóm nghiên cứu do Ramnik Xavier từ Viện Broad, Bệnh viện Đa khoa Massachusetts và Đại học Harvard dẫn đầu đã xem xét mối liên hệ giữa vi khuẩn đối với các chỉ số mỡ máu và đường huyết.

Có thể gián tiếp kiểm soát các chỉ số mỡ máu thông qua các loại thực phẩm có lợi cho hệ vi sinh vật đường ruột - Ảnh đồ họa AI

Có thể gián tiếp kiểm soát các chỉ số mỡ máu thông qua các loại thực phẩm có lợi cho hệ vi sinh vật đường ruột - Ảnh đồ họa AI

Các chỉ số mỡ máu bao gồm các dạng cholesterol, triglyceride (chất béo trung tinh) và đường huyết được coi là những dấu hiệu máu quan trọng liên quan đến bệnh tim mạch.

Do đó, khống chế các chỉ số này ở giá trị bình thường rất quan trọng trong việc phòng ngừa và kiểm soát bệnh tim mạch, vốn là nhóm bệnh gây tử vong sớm nhiều nhất trên thế giới.

Phân tích mẫu vi sinh vật đường ruột của 1.400 người, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một chiếc chìa khóa quan trọng: Oscillibacter.

Oscillibacter là một loại vi khuẩn có lợi trong ruột, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe hệ tiêu hóa.

Trong nghiên cứu mới, các tác giả đã nuôi cấy một số chủng Oscillibacter từ các tình nguyện viên và xác nhận rằng chúng có thể có thể xử lý cholesterol một cách hiệu quả.

Loại vi khuẩn này hấp thụ cholesterol và phân hủy nó thành các phân tử nhỏ hơn, không đủ khả năng gây bệnh tim mạch nữa.

Những người mang nhiều Oscillibacter dễ dàng có mức cholesterol xấu LDL, cholesterol toàn phần, triglyceride thấp hơn, ngược lại cholesterol tốt HDL lại cao hơn.

Đó là những thay đổi cần thiết để đẩy lùi tình trạng rối loạn mỡ máu (rối loạn lipid máu, máu nhiễm mỡ, mỡ máu cao).

Vi khuẩn Oscillibacter có thể được gia tăng "quân số" trong ruột bằng thói quen sinh hoạt lành mạnh (ngủ đủ giấc, tập thể dục...) và bổ sung prebiotic thông qua chế độ ăn.

Các món giàu prebiotic bao gồm nhóm thực phẩm giàu chất xơ (nhất là chuối, hành tây, măng tây, bông cải xanh, yến mạch, đậu...), thực phẩm lên men (sữa chua, chao, kim chi, rau củ muối chua...).

Có thể bạn quan tâm