Khoa học - Công nghệ

Bí ẩn khoa học

Phát hiện "hệ mặt trời" già với 2 siêu trái đất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một ngôi sao loại K 7,5 năm tuổi – dạng sao mà NASA đặt làm mục tiêu săn tìm sự sống – vừa được phát hiện là sao mẹ của 2 siêu trái đất.

Một nhóm các nhà thiên văn học đa quốc gia đã phát hiện ra cùng lúc 2 siêu trái đất, một nóng bỏng và một ấm áp, được vây quanh bởi bầu khí quyển đầy hydro nguyên thủy.

2 siêu trái đất này quay quanh một sao mẹ loại K, nhóm K1 dựa theo phân loại quang phổ Morgan-Keenan. Hơi mờ và lạnh hơn so với mặt trời chúng ta nhưng ấm áp hơn sao lùn đỏ loại G, các ngôi sao K được NASA ưu ái gọi là những "ngôi sao Goldilocks", tức ngôi sao mang vùng sự sống nhờ có các yếu tố thuận lợi cho sự sống và cho việc khảo sát của con người.


 

Hệ hành tinh mới với 2 siêu trái đất - ảnh đồ họa từ Sci-News



Ngôi sao K này mang số hiệu HD 15337, còn được gọi là TOI-402 hoặc TIC-120896927, đã 7,5 tuổi, tức già hơn gấp rưỡi mặt trời của trái đất và cách chúng ta chỉ 146 năm ánh sáng. Với khoảng cách này, con người có nhiều cơ hội tìm hiểu về 2 siêu trái đất của nó. Ngôi sao này nhẹ hơn 14,9% và nhỏ hơn 16% so với mặt trời.

Trong 2 siêu trái đất, siêu trái đất HD 15337b ở vị trí gần hơn, quay quanh sao mẹ mỗi 4,76 ngày. HD 15337b là hành tinh cực nóng, kích thước gấp 1,7 lần và nặng hơn 7,2 lần so với trái đất và chủ yếu bằng đá. Trong khí đó, siêu trái đất còn lại - HD 15337c, có kích thước gấp 2,52 lần và nặng hơn 8,8 lần trái đất và là một hành tinh ấm áo, được bao phủ bầu khí quyển thống trị bởi hydro nguyên thủy.

Hệ hành tinh đặc biệt này được phát hiện bởi "thợ săn hành tinh" TESS của NASA.

Các kết quả nghiên cứu sẽ được công bố trên tạp chí Astronomy & Astrophysics số sắp tới.



Lần đầu tiên, con người nhìn sâu vào một ngoại hành tinh

Cũng trên tạp chí khoa học Astronomy & Astrophysics, mới đây, một nhóm nghiên cứu đa quốc gia khác đã công bố công trình xoay quanh ngoại hành tinh (hành tinh ngoài hệ mặt trời) HR8799e, cách chúng ta 129 năm ánh sáng. Đây là ngoại hành tinh đầu tiên mà con người có thể nhìn sâu vào một cách trực tiếp.

 
Siêu Sao Mộc HR8799e -ảnh: ESO



Kết hợp 4 chùm ánh sáng từ hệ thống kính viễn vọng khổng lồ thuộc Đài Thiên văn Nam Châu Âu (Chile), họ đã quan sát được bầu khí quyển đầy bão tố của hành tinh này và nhận định nó là bản sao khổng lồ của Sao Mộc.

A. Thư (Sci-News, Daily Mail, nld)

Có thể bạn quan tâm