Kinh tế

Giá cả thị trường

Phi công, tiếp viên Vietnam Airlines và những vụ buôn lậu tai tiếng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Vụ cơ trưởng Vietnam Airlines bị Công an điều tra về hành vi buôn lậu 120 chai nước hoa từ Pháp về Việt Nam gây xôn xao dư luận. Trong quá khứ, một số phi công, tiếp viên Vietnam Airlines buôn lậu cũng bị bắt giữ.
Trong thời gian gần đây, các vụ việc liên quan tới phi công, tiếp viên Vietnam Airlines buôn lậu liên tiếp xảy ra.
Mới đây nhất, trưa ngày 11/1, lực lượng Công an Đồn Công an cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, TP HCM bắt quả tang BQT. (SN 1984, ngụ tỉnh Hải Dương, cơ trưởng Vietnam Airlines) giao số lượng nước hoa không có hóa đơn chứng từ tại cột A15, ga quốc nội sân bay Tân Sơn Nhất cho đối tượng Nguyễn Văn Dũng (SN 1960, ngụ quận Gò Vấp, TP HCM).
Tại cơ quan điều tra, T. khai nhận mua số nước hoa nói trên tại khu vực miễn thuế sân bay Paris Chales De Gaulle (Pháp) với giá hơn 3 nghìn Euro. Sau đó, T. mang về Hà Nội trên chuyến bay VN19 (do T. làm cơ trưởng).
 
B.Q.T., cơ trưởng Vietnam Airlines đang bị Công an điều tra về hành vi buôn lậu 120 chai nước hoa từ Pháp về Việt Nam.
Trước đó, một số phi công, tiếp viên Vietnam Airlines buôn lậu cũng bị bắt giữ.
Tháng 3/2016, trên chuyến bay VN 426 khởi hành từ Hà Nội đi Busan (Hàn Quốc), cơ trưởng Nguyễn Văn Dũng (35 tuổi) và tiếp viên Nguyễn Tuấn Phong của Vietnam Airlines đã mang theo 6 thỏi vàng (mỗi thỏi 1kg) nhưng không khai báo.
Sau đó, hai người này bị hải quan tại sân bay Gimhae, Busan, Hàn Quốc phát hiện giấu số vàng trên trong giày (tiếp viên 2 thỏi, cơ trưởng 4 thỏi).
 
Số vàng giấu trong giày cơ trưởng Vietnam Airlines. Ảnh: Yonhap News.
Tiếp vụ việc, ngày 29/5/2016, Tòa án thành phố Busan đã đưa ra xét xử hai cá nhân Nguyễn Văn Dũng và Nguyễn Tuấn Phong vì vận chuyển vàng trái phép vào nước này. Theo phán quyết của tòa, hai cá nhân này bị tuyên án tù treo và được chuyển giao cho bộ phận quản lý xuất nhập cảnh của Hàn Quốc, đưa về Việt Nam vào ngày 5/6/2016.
Tháng 3/2014, cảnh sát Tokyo (Nhật Bản) đã bắt tạm giam nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc (25 tuổi) của Vietnam Airlines do nghi ngờ nhân viên này mang hàng xách tay là 21 món hàng quần áo trị giá 125.000 yen (tương đương 25,7 triệu đồng) có nguồn gốc trộm cắp từ Nhật Bản về Việt Nam.
 
Này 26/3/2014, cảnh sát Tokyo (Nhật Bản) đã bắt tạm giam nữ tiếp viên Nguyễn Bích Ngọc (25 tuổi) của Vietnam Airlines. Ảnh: NHK. 
Sau khi nhận được thông tin, phía lãnh đạo Vietnam Airlines chỉ đạo Chi nhánh Vietnam Airlines tại Nhật Bản để cung cấp thông tin và làm rõ vụ việc.
Tháng 9/2013, tiếp viên Bùi Ngọc Tuấn của Vietnam Airlines bị nhân viên an ninh sân bay Nội Bài phát hiện mang 50 điện thoại iPhone 5S từ Paris (Pháp) nhưng không khai báo. Toàn bộ số điện thoại nói trên đều còn mới, nguyên tem mác trong hộp và chưa qua sử dụng.
Ngay sau khi phát hiện và lập biên bản vụ việc, tiếp viên Bùi Ngọc Tuấn cùng 50 chiếc điện thoại nói trên đã được bàn giao đưa về Phòng cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ (PC46) công an Hà Nội để điều tra, làm rõ.
Năm 2011, hãng hàng không quốc gia cũng xảy ra vụ lùm xùm khi khi tiếp viên Vietnam Airlines Thái Anh Tiến bị khởi tố cùng người mẫu Vĩnh Thụy do liên quan đến đường dây buôn lậu hàng điện tử, ngoại tệ từ nước ngoài về TP HCM.
Trước đó, tháng 6/2010, cơ quan chức năng Australia bắt giữ 7 tiếp viên (cả nam và nữ) của Vietnam Airlines để điều tra nghi vấn liên quan việc vận chuyển một số điện thoại iPhone và iPad từ nước này về Việt Nam.
Cuối năm 2008, cơ phó Vietnam Airlines Đặng Xuân Hợp bị hải quan Nhật Bản tạm giữ điều tra do liên quan đến đường dây tiêu thụ hàng phi pháp tại nước này như quần áo, giày dép...
Cũng trong năm 2008, Vietnam Airlines cũng buộc thôi việc phi công Lại Quốc Việt, người bị bắt giữ vì nghi liên quan đến đường dây rửa tiền và ma túy lớn tại Australia.
Cùng trong đường dây rửa tiền này, một phi công khác của Vietnam Airlines là Trần Đình Đang bị cơ quan an ninh Australia bắt tại sân bay do mang ngoại tệ vượt quá quy định (quá 10.000 USD). Phi công Trần Đình Đang đã bị kết án 4 năm 6 tháng tù do vận chuyển trái phép tổng cộng 6,5 triệu đô la Australia về Việt Nam.
Theo Vũ Sơn (Kiến Thức) 

Có thể bạn quan tâm