Xã hội

Gia Lai: 2.185 cặp tảo hôn là đồng bào dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Tiếp tục đợt giám sát “Việc thực hiện quy định của pháp luật về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh”, sáng 24-7, Ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai đã có buổi làm việc với UBND tỉnh và các sở, ban, ngành có liên quan.

Tham dự buổi làm việc có các đồng chí: Dương Mah Tiệp-Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đinh Thị Giang-Trưởng ban Dân tộc và các thành viên Ban Dân tộc HĐND tỉnh.

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Lam Nguyên

Quang cảnh buổi làm việc. Ảnh: Lam Nguyên

Triển khai Tiểu dự án 2, Dự án 9 về “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2021-2025” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, nhiều hoạt động được triển khai trên địa bàn tỉnh đã góp phần nâng cao nhận thức và ý thức chấp hành pháp luật của người dân, nhất là đồng bào DTTS. Nhờ vậy, số trường hợp hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh giảm đáng kể. Tuy nhiên số trường hợp tảo hôn vẫn còn xảy ra ở nhiều địa phương.

Qua thống kê của UBND tỉnh, từ năm 2021 đến tháng 5-2023, toàn tỉnh có 2.224 cặp tảo hôn, trong đó có 2.185 cặp tảo hôn là người DTTS (chiếm trên 98%); ngoài ra còn có 2 cặp hôn nhân cận huyết thống.

Công tác giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Các trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống chủ yếu được 2 gia đình đồng ý và tổ chức cưới theo phong tục mà không đăng ký kết hôn hoặc đăng ký kết hôn muộn; một bộ phận thanh-thiếu niên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi phim ảnh, mạng xã hội dẫn đến có thai ngoài ý muốn, buộc 2 bên gia đình phải tổ chức cưới hỏi. Cùng với đó, công tác đăng ký kết hôn và quản lý hộ tịch, hộ khẩu tại một số địa phương chưa chặt chẽ; việc xử lý các trường hợp vi phạm chưa kiên quyết…

Bà Rơ Chăm H'Hồng-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, thành viên Ban Dân tộc HĐND tỉnh nêu ý kiến tại buổi làm việc. Ảnh: Lam Nguyên

Bà Rơ Chăm H'Hồng-Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, thành viên Ban Dân tộc HĐND tỉnh nêu ý kiến tại buổi làm việc. Ảnh: Lam Nguyên

Để góp phần giảm thiểu những trường hợp trên, các đại biểu đề nghị cần đa dạng hóa nội dung, hình thức tuyên truyền về giới tính; tác hại, hệ lụy của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đến các thanh-thiếu niên ở thôn, làng. Mặt khác phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, công chức, viên chức cấp xã và những người có uy tín trong cộng đồng dân cư nhằm giảm thiểu tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; đồng thời cần xử lý kịp thời, linh hoạt đối với các trường hợp vi phạm.

Có thể bạn quan tâm