Kinh tế

Giá cả thị trường

Rút ngắn bậc thang trong cơ cấu giá điện: Đảm bảo quyền lợi cho người tiêu dùng

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, tiến độ thực hiện điều chỉnh rút ngắn bậc thang trong cơ cấu giá điện đang được gấp rút thực hiện. Đề án nghiên cứu được lấy ý kiến sâu rộng trước khi chính thức trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Theo thông tin từ Bộ Công Thương, tiến độ thực hiện điều chỉnh rút ngắn bậc thang trong cơ cấu giá điện đang được gấp rút thực hiện. Đề án nghiên cứu được lấy ý kiến sâu rộng trước khi chính thức trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Cũng theo Bộ Công Thương cho hay, việc điều chỉnh giá điện được nghiên cứu sao cho phù hợp với từng thời điểm, đặc biệt, các hộ nghèo, chính sách thuộc các tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định sẽ được hỗ trợ tiền điện.
 
Việc điều chỉnh cơ cấu giá điện sẽ có lợi cho người nghèo. Ảnh: I.T
Về tiến độ thực hiện, ngày 14/6/2019, Bộ Công Thương có văn bản số 4256/BCT-ĐTĐL giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam thuê tư vấn xây dựng Đề án Nghiên cứu cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện Việt Nam.
Đối với đề nghị “điều chỉnh bậc thang tính giá bán lẻ điện sinh hoạt phù hợp với thực tiễn sản xuất và đời sống của nhân dân có thu nhập thấp” được Đoàn ĐBQH tỉnh Cần Thơ đưa ra, Bộ Công Thương cũng cho biết:
“Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ tại Thông báo số 79/TB-VPCP 10/5/2019 về nghiên cứu, làm rõ bối cảnh, sự phù hợp với tình hình thực tế của biểu giá bán lẻ điện tiêu dùng lũy tiến để đề xuất điều chỉnh, sửa đổi, bảo đảm phù hợp với thực tế mức tiêu dùng của người dân, Bộ Công Thương đã có Công văn chỉ đạo EVN xây dựng Đề án cải tiến cơ cấu biểu giá bán lẻ điện và tổ chức lấy ý kiến rộng rãi của các nhà kinh tế, các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng điện và người dân về đề án”.
Sau khi có báo cáo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và tổng hợp các ý kiến góp ý đối với Đề án. Bộ Công Thương sẽ có cơ chế điều chỉnh phù hợp với thực tế sử dụng điện của các hộ sử dụng điện trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định về dự thảo Quyết định thay thế Quyết định số 28/2014/QĐ-TTg.
Đối với chính sách hỗ trợ hộ nghèo, chính sách về giá điện, Bộ Công Thương thông tin thêm, hiện nay, hộ nghèo theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định được hỗ trợ tiền điện cho mục đích sinh hoạt hàng tháng tương đương tiền điện sử dụng 30kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành.
Hộ chính sách xã hội theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định (không thuộc diện hộ nghèo được hỗ trợ tiền điện) có lượng điện sử dụng cho mục đích sinh hoạt trong tháng không quá 50kWh cũng sẽ được hỗ trợ tiền điện tương đương tiền điện sử dụng 30kWh tính theo mức giá bán lẻ điện sinh hoạt bậc 1 hiện hành. Kinh phí hỗ trợ tiền điện nêu trên được trích từ ngân sách Nhà nước.
Mới đây (ngày 5/11), trong văn bản gửi Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Dương, Bộ Công Thương cho biết: “Trong các năm vừa qua cũng như trong thời gian tới việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân đã, đang và sẽ tiếp tục được thực hiện theo cơ chế thị trường trong phạm vi khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân do Thủ tướng Chính phủ quy định (khung giá của mức giá bán lẻ điện bình quân các năm 2016 - 2020 thực hiện theo quy định tại Quyết định số 34/2017/QĐ-TTg ngày 25/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ) và cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân quy định tại Quyết định số 24/2017/QĐ-TTg 30/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ.
Tuy nhiên, để ổn định giá bán điện, đảm bảo quyền lợi của người tiêu dùng, thời điểm điều chỉnh và lượng điều chỉnh sẽ được xem xét, căn cứ vào tình hình kinh tế, xã hội của từng thời kỳ”.
Trước đó, mức tăng 8,36% giá điện bình quân từ ngày 20/3/2019 đã gây “sốc” cho khách hàng. Nhiều ngành sản xuất tiêu thụ nhiều điện chịu khó khăn vì giá điện tăng cao.
Thanh Phong (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm