Giáo dục

Sẽ đề xuất thí điểm thành lập các trường đại học số

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Thứ trưởng Bộ TT-TT mong muốn được sự ủng hộ, phối hợp của Bộ GD-ĐT trong đề xuất Chính phủ cho phép thí điểm thành lập các trường đại học số.

Hội thảo quốc gia chuyển đổi số trong giáo dục mở thúc đẩy học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập được tổ chức chiều 13-5, theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến (tại điểm chính tại Hà Nội và 150 điểm cầu trực tuyến), do Trường Đại học Mở Hà Nội và Trường ĐH Mở TPHCM phối hợp tổ chức.

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội thảo

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn khẳng định, chuyển đổi số trong giáo dục đã đang diễn ra mạnh mẽ, với mục tiêu tăng cường áp dụng tiến bộ của công nghệ trong nghiên cứu, giảng dạy và học tập để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục, tăng cường hiệu quả quản lý giáo dục và xây dựng nền giáo dục mở thích ứng trên nền tảng số.

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, bối cảnh hiện nay đòi hỏi triển khai hiệu quả hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện đa dạng hóa phương thức đào tạo dựa theo mô hình giáo dục mở; phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đào tạo đáp ứng nhu cầu học tập, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập; chuẩn bị nguồn nhân lực cho chuyển đổi số tiến tới chính phủ số, nền kinh tế số, xã hội số, công dân số một cách phù hợp, thực chất và hiệu quả.

Hội thảo quốc gia chuyển đổi số trong giáo dục mở

Hội thảo quốc gia chuyển đổi số trong giáo dục mở

Theo Bộ trưởng, công tác chuyển đổi số của ngành giáo dục vẫn còn nhiều thách thức. Trong đó còn các vấn đề liên quan tiêu chuẩn, tiêu chí để được công nhận là đại học thông minh, đại học số; cơ chế phối hợp xây dựng, tích hợp, đảm bảo chất lượng, chia sẻ, khai thác nguồn tài nguyên giáo dục mở, học liệu mở, các khóa học trực tuyến đại chúng mở của các cơ sở giáo dục, các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước; chính sách ghi nhận, công nhận kết quả tự học từ các nền tảng số và truyền thông... Những vấn đề này cần được làm sáng tỏ trong thời gian sắp tới.

Tại hội thảo, các ý kiến thảo luận để tiếp tục làm rõ các khái niệm, cơ sở lý luận về “chuyển đổi số trong giáo dục, chuyển đổi số trong giáo dục mở”, “kỹ năng, năng lực số của xã hội”, “xã hội số, công dân số”, “đại học số, đại học thông minh”, “mô hình tài nguyên giáo dục mở, khóa học trực tuyến đại chúng mở, học liệu mở”; cơ chế kiểm soát, đảm bảo an ninh, an toàn, đảm bảo chất lượng và các quy định về sở hữu trí tuệ trong việc khai thác, chia sẻ dữ liệu, học liệu mở, tài nguyên giáo dục mở, các khóa học trực tuyến.

Đáng chú ý, phát biểu tại hội thảo, ông Phan Tâm, Thứ trưởng Bộ TT-TT mong muốn được sự ủng hộ, phối hợp của Bộ GD-ĐT trong đề xuất Chính phủ cho phép thí điểm thành lập các trường đại học số.

Ông Phan Tâm cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hoàn thiện thể chế, để xã hội công nhận và thừa nhận rộng rãi hơn giá trị giáo dục mở, đại học mở, giáo dục số. Để giáo dục mở, đại học số thực sự đi vào cuộc sống, thể chế là quan trọng và phải đi trước một bước để tạo ra không gian, nguồn lực phát triển; nếu không thì chỉ dừng ở mức độ kêu gọi, khuyến khích… Đây là nội dung cần sự phối hợp chặt chẽ của Bộ GD-ĐT, Bộ TT-TT.

Có thể bạn quan tâm