Công an Bình Định đã có văn bản kết luận vụ “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Trường ĐH Quy Nhơn” và chuyển hồ sơ sang Viện KSND cùng cấp đề nghị truy tố 6 bị can, trong đó có nguyên Hiệu trưởng Trần Tín Kiệt, nguyên trưởng Phòng Đào tạo Phan Văn Cảnh, nguyên trưởng Phòng Kế hoạch- Tài chính Nguyễn Ngọc Anh, nguyên phó trưởng Phòng Đào tạo Hồ Anh Vũ…
Theo Cơ quan điều tra, số tiền thiệt hại mà sinh viên Trường ĐH Quy Nhơn phải gánh chịu suốt hai nhiệm kỳ hiệu trưởng của ông Trần Tín Kiệt hơn 18 tỷ đồng.
Ngoài ra, Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng đã có văn bản gửi lãnh đạo Trường ĐH Quy Nhơn đề nghị xử lý hành chính và thu hồi các khoản tiền bồi dưỡng trái quy định đối với 14 cá nhân. Trong đó, ông Trần Tín Kiệt nhận được 316,3 triệu đồng, ông Hồ Anh Vũ 116,3 triệu đồng, ông Phan Văn Cảnh 47,5 triệu đồng, ông Nguyễn Ngọc Anh 30,3 triệu đồng…
Theo Thông tư số 54/1998/TTLT- BGDĐT- BTC của liên bộ Giáo dục- Đào tạo và Tài chính hướng dẫn việc thu, quản lý, sử dụng học phí theo Quyết định số 70/1998/QĐ- CP của Chính phủ, Trường ĐH Quy Nhơn chỉ được phép thu, sử dụng hai khoản bắt buộc là học phí và lệ phí tuyển sinh.
Tuy nhiên, Cơ quan điều tra đã xác định, từ năm học 1999 đến năm học 2007-2008 (khóa 22 đến khóa 30), chưa kể học phí, Trường ĐH Quy Nhơn đã thu tới 9 khoản lệ phí bắt buộc như lệ phí làm thủ tục nhập trường, lệ phí đăng ký tạm trú, lệ phí khám sức khỏe đầu khóa, tiền hỗ trợ in ấn giáo trình, bảo hiểm tài sản, mua trang phục thể dục thể thao, hỗ trợ quỹ hoạt động phong trào… với tổng số tiền gần 22,1 tỷ đồng.
Theo kết quả giám định của Sở Tài chính Bình Định, chỉ có 5 trong số 9 khoản trên là thu hộ. Trong 4 khoản thu sai, trừ 5,7 tỷ đồng bảo hiểm tài sản đã hoàn trả cho sinh viên khi ra trường, 3 khoản còn lại thu hơn 9,9 tỷ đồng. Ngay phần thu hộ, Trường ĐH Quy Nhơn cũng tự ý đặt ra mức thu cao hơn quy định của nhà nước thu chênh lệch 1,2 tỷ đồng để chi tiêu sai nguyên tắc. Tổng cộng, đã có tới 11,1 tỷ đồng thu- chi hoàn toàn sai trái.
Ngay cả kỳ thi kết khúc học phần, Trường ĐH Quy Nhơn cũng tổ chức thu 25.000 đồng/học phần. Nhờ khoản thu này, “nguồn thu sự nghiệp” của Trường ĐH Quy Nhơn đến niên khóa 2006-2007 đã tăng thêm gần 5,6 tỷ đồng. Trước khi ra trường, sinh viên còn tiếp tục đóng tiền “lệ phí tổ chức thi tốt nghiệp” và đã thu hơn 1,4 tỷ đồng “lệ phí thi tốt nghiệp”.
Được biết, liên quan đến vụ việc “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Trường ĐH Quy Nhơn”, tháng 3-2011, Viện KSND tỉnh Bình Định đã phê chuẩn quyết định khởi tố đối với 3 cán bộ gồm Phan Văn Cảnh- nguyên Trưởng phòng Đào tạo, Hồ Anh Vũ- nguyên Phó trưởng phòng Đào tạo, Nguyễn Ngọc Anh- nguyên Trưởng phòng Kế hoạch và Tài chính.
Trong một vụ án khác tại Trường ĐH Quy Nhơn, ngày 4-5-2010, Viện KSND tỉnh Bình Định cũng đã ra quyết định truy tố 3 cán bộ khác gồm các ông Trần Tín Kiệt- nguyên Hiệu trưởng, Trần Xuân Cảnh- nguyên Trưởng phòng và Lê Văn Phúc- nguyên Phó Trưởng phòng Bảo vệ nội trú Trường ĐH Quy Nhơn về tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” vì đã thu tiền giữ xe ngoài chứng từ gây thất thoát hơn 1,2 tỷ đồng.
Đến nay, vụ án này đã 3 lần được Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định đưa ra xét xử, nhưng 2 lần bị tạm hoãn vì những lý do khác nhau, lần duy nhất phiên tòa diễn ra vào ngày 29-12-2010, nhưng Hội đồng xét xử đã tuyên trả lại hồ sơ để điều tra lại từ đầu vì không đủ chứng cứ buộc tội.
Theo Cơ quan điều tra, số tiền thiệt hại mà sinh viên Trường ĐH Quy Nhơn phải gánh chịu suốt hai nhiệm kỳ hiệu trưởng của ông Trần Tín Kiệt hơn 18 tỷ đồng.
Ngoài ra, Cơ quan Cảnh sát điều tra cũng đã có văn bản gửi lãnh đạo Trường ĐH Quy Nhơn đề nghị xử lý hành chính và thu hồi các khoản tiền bồi dưỡng trái quy định đối với 14 cá nhân. Trong đó, ông Trần Tín Kiệt nhận được 316,3 triệu đồng, ông Hồ Anh Vũ 116,3 triệu đồng, ông Phan Văn Cảnh 47,5 triệu đồng, ông Nguyễn Ngọc Anh 30,3 triệu đồng…
Tuy nhiên, Cơ quan điều tra đã xác định, từ năm học 1999 đến năm học 2007-2008 (khóa 22 đến khóa 30), chưa kể học phí, Trường ĐH Quy Nhơn đã thu tới 9 khoản lệ phí bắt buộc như lệ phí làm thủ tục nhập trường, lệ phí đăng ký tạm trú, lệ phí khám sức khỏe đầu khóa, tiền hỗ trợ in ấn giáo trình, bảo hiểm tài sản, mua trang phục thể dục thể thao, hỗ trợ quỹ hoạt động phong trào… với tổng số tiền gần 22,1 tỷ đồng.
Theo kết quả giám định của Sở Tài chính Bình Định, chỉ có 5 trong số 9 khoản trên là thu hộ. Trong 4 khoản thu sai, trừ 5,7 tỷ đồng bảo hiểm tài sản đã hoàn trả cho sinh viên khi ra trường, 3 khoản còn lại thu hơn 9,9 tỷ đồng. Ngay phần thu hộ, Trường ĐH Quy Nhơn cũng tự ý đặt ra mức thu cao hơn quy định của nhà nước thu chênh lệch 1,2 tỷ đồng để chi tiêu sai nguyên tắc. Tổng cộng, đã có tới 11,1 tỷ đồng thu- chi hoàn toàn sai trái.
Ngay cả kỳ thi kết khúc học phần, Trường ĐH Quy Nhơn cũng tổ chức thu 25.000 đồng/học phần. Nhờ khoản thu này, “nguồn thu sự nghiệp” của Trường ĐH Quy Nhơn đến niên khóa 2006-2007 đã tăng thêm gần 5,6 tỷ đồng. Trước khi ra trường, sinh viên còn tiếp tục đóng tiền “lệ phí tổ chức thi tốt nghiệp” và đã thu hơn 1,4 tỷ đồng “lệ phí thi tốt nghiệp”.
Được biết, liên quan đến vụ việc “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Trường ĐH Quy Nhơn”, tháng 3-2011, Viện KSND tỉnh Bình Định đã phê chuẩn quyết định khởi tố đối với 3 cán bộ gồm Phan Văn Cảnh- nguyên Trưởng phòng Đào tạo, Hồ Anh Vũ- nguyên Phó trưởng phòng Đào tạo, Nguyễn Ngọc Anh- nguyên Trưởng phòng Kế hoạch và Tài chính.
Trong một vụ án khác tại Trường ĐH Quy Nhơn, ngày 4-5-2010, Viện KSND tỉnh Bình Định cũng đã ra quyết định truy tố 3 cán bộ khác gồm các ông Trần Tín Kiệt- nguyên Hiệu trưởng, Trần Xuân Cảnh- nguyên Trưởng phòng và Lê Văn Phúc- nguyên Phó Trưởng phòng Bảo vệ nội trú Trường ĐH Quy Nhơn về tội “cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” vì đã thu tiền giữ xe ngoài chứng từ gây thất thoát hơn 1,2 tỷ đồng.
Đến nay, vụ án này đã 3 lần được Tòa án nhân dân tỉnh Bình Định đưa ra xét xử, nhưng 2 lần bị tạm hoãn vì những lý do khác nhau, lần duy nhất phiên tòa diễn ra vào ngày 29-12-2010, nhưng Hội đồng xét xử đã tuyên trả lại hồ sơ để điều tra lại từ đầu vì không đủ chứng cứ buộc tội.
Theo SGGP