Văn hóa

Văn học - Nghệ thuật

Soi bóng Thăng Long tại Văn Miếu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Triển lãm sắp đặt Dấu xưa văn hiến lần thứ hai, chủ đề "Soi bóng Thăng Long" diễn ra tại nhà Thái học, di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.

Triển lãm của 9 họa sĩ, diễn ra từ 10.12.2023 - 2.1.2024, đưa người xem đến với những hình thái của nước gắn với kinh thành Thăng Long xưa.

Bộ 3 tranh lụa khổ lớn Hoa sóng - Sóng nước nở hoa của họa sĩ Phan Minh Bạch

Bộ 3 tranh lụa khổ lớn Hoa sóng - Sóng nước nở hoa của họa sĩ Phan Minh Bạch

Câu chuyện về nước ở kinh thành Thăng Long được mô tả qua những hình ảnh về trị thủy, những trận đánh cũng như lễ hội liên quan đến sông nước. Những hoạt động này trong tác phẩm gắn với các địa danh của vùng đất Thăng Long - Hà Nội như: Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Khuê Văn Các, Hoàng thành, chùa Một Cột, tháp Rùa, cầu Thê Húc, chợ Đồng Xuân, cầu Long Biên…

Triển lãm gồm 8 chủ đề. Chủ đề "Sông Hồng" với tác phẩm Vũ điệu Thăng Long mô tả nhịp điệu của dòng chảy từ đầu nguồn đến cuối sông Hồng. Chủ đề "Trị thủy" với tác phẩm Hoa sóng - Sóng nước nở hoa, tranh lụa khổ lớn thể hiện hình ảnh sông Tô Lịch, rồng thời Lý. Chủ đề "Khai hoang, trồng trọt, cấy hái" là tác phẩm 3D mapping tương tác với không gian nhà Tiền đường. Chủ đề "Sự hình thành các bến thuyền, bến sông" thể hiện qua tác phẩm Những cánh buồm. Chủ đề "Xây dựng bảo vệ kinh thành" được thể hiện qua bộ 2 tác phẩm Không gian của huyền tích Thăng Long - Hà Nội với các truyền thuyết về địa danh Thăng Long. Chủ đề "Kinh thành qua các thời đại" là tác phẩm sắp đặt Ngàn năm soi bóng, thể hiện những dấu tích còn sót lại của các triều đại. Chủ đề "Kinh thành với các lễ hội và hình tượng Cây - Nước" là tác phẩm Giọt nguồn thể hiện hoạt động lễ hội trên sông. Chủ đề "Hình tượng của Nước" với tác phẩm sắp đặt Thuyền đôi, kể lại câu chuyện về khai dòng đắp đê khi xưa.

Có thể bạn quan tâm