Sức khỏe

Dinh dưỡng

Sữa đậu nành có gây hại cho sức khỏe của nữ giới không?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Sử dụng đậu nành, sữa đậu nành hay các chế phẩm từ đậu nành sẽ làm tăng nồng độ hormone estrogen trong cơ thể, dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về buồng trứng.
Sữa đậu nành. (Ảnh: Getty images)

Sữa đậu nành. (Ảnh: Getty images)

Đậu nành là loại ngũ cốc phổ biến và được chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc, trong đó có sữa đậu nành.

Trong sữa đậu nành có chứa một hợp chất tương tự như estrogen nội sinh nên rất phù hợp với cơ thể phụ nữ. Ngoài ra, sữa đậu nành còn là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, do đó uống sữa đậu nành ở mức phù hợp sẽ rất tốt. Tuy nhiên, phụ nữ uống sữa đậu nành quá nhiều thì cũng không tốt cho cơ thể.

1. Tác dụng của đậu nành

Đậu nành rất giàu dinh dưỡng, vitamin và chất xơ, là một trong những thức uống tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, đậu nành còn chứa vitamin b6, vitamin D, sắt, axit béo omega-3 và protein.

Với lượng dinh dưỡng cao và đa dạng, đậu nành được sử dụng như thực phẩm và chế biến thành nhiều món ăn phong phú, như đậu phụ, sữa đậu, các món chay,...

Sữa đậu nành cũng là thức uống phổ biến và được ưa chuộng vì dễ uống, có thể uống nóng hay lạnh và hiện được sáng tạo thêm nhiều hương vị mới lạ.

Ngoài ra, sữa đậu nành là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời có thể thay thế cho sữa bò thông thường. Sữa đậu nành luôn là lựa chọn hàng đầu cho những người ăn chay.

(Ảnh: Getty images)

(Ảnh: Getty images)

Nhờ chứa nhiều chất dinh dưỡng mà đậu nành mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Sữa đậu nành không chứa cholesterol và có công dụng giúp ức chế lượng cholesterol xấu trong máu, ngăn chặn bệnh tim mạch xảy ra. Để có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh về tim mạch, bạn nên uống sữa đậu nành mỗi ngày.

Ngăn ngừa bệnh loãng xương

Hàm lượng canxi trong sữa đậu nành khá cao, giúp phát triển chiều cao ở trẻ em cũng như ngăn ngừa bệnh loãng xương ở người lớn tuổi. Chất Phytoestrogen có trong đậu nành giúp thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi của cơ thể con người.

(Ảnh: Getty images)

(Ảnh: Getty images)

Giảm triệu chứng mãn kinh

Trong thời kỳ mãn kinh, việc sản xuất estrogen tự nhiên của người phụ nữ giảm xuống mức tối thiểu, gây ra một số vấn đề về sức khỏe cho phụ nữ sau mãn kinh.

Phụ nữ sau mãn kinh có nguy cơ cao mắc bệnh tim, tiểu đường và béo phì. Họ cũng dễ bị trầm cảm, hay cáu gắt, mất ngủ và các rối loạn tâm lý khác.

Phytoestrogen trong đậu nành thay thế estrogen hiệu quả, ngăn ngừa và làm giảm bớt các triệu chứng mãn kinh.

Hỗ trợ giảm cân nhanh chóng

Nếu như béo phì gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm cho sức khỏe, bạn nên uống sữa đậu nành nguyên chất, sữa đậu nành ít đường để kiểm soát cân nặng hiệu quả hơn. Các axít béo không bão hòa đơn trong đậu nành có tác dụng ức chế sự hấp thu chất béo, ngăn chặn không cho mỡ thừa tích tụ để bạn giảm cân nhanh chóng hơn.

(Ảnh: Getty images)

(Ảnh: Getty images)

Giúp tóc khỏe mạnh

Sử dụng đậu nành, sữa đậu nành hay các chế phẩm từ đậu nành sẽ làm tăng nồng độ hormone estrogen trong cơ thể, dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về buồng trứng

Giúp tăng kích thước vòng 1

Trong sữa đậu có thành phần là phytoestrogen giúp vòng 1 của phái nữ phát triển tự nhiên. Vì vậy, uống sữa đậu nành mỗi ngày là phương pháp vô cùng an toàn, tiết kiệm và hiệu quả được nhiều chị em áp dụng.

Giúp chống lão hóa

Đậu nành chứa nhiều axít béo omega-3 và omega-6 cũng như chứa nhiều chất chống ôxy hóa cao, có tác dụng tích cực trong việc chống lão hóa. Việc uống sữa đậu nành thường xuyên sẽ mang lại cho bạn một cơ thể khỏe mạnh, tươi trẻ và tràn đầy sức sống.

(Ảnh: Getty images)

(Ảnh: Getty images)

2. Tác hại của sữa đậu nành đối với nữ giới

Sữa đậu nành là một thức uống bổ dưỡng, được nhiều người yêu thích nhưng không phải ai cũng nên uống. Những người đang có vấn đề về dạ dày, đường ruột, người bị bệnh gout, người đang dùng thuốc kháng sinh, người sau khi phẫu thuật không nên uống quá nhiều sữa đậu nành.

Đặc biệt, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu và có kết luận về một số tác động của sữa đậu nành đến phụ nữ.

Tăng nguy cơ ung thư vú

Đậu nành vốn là thực phẩm giàu isoflavone. Đây là chất có hoạt tính giống như hormone nữ estrogen trong cơ thể phụ nữ.

Isoflavone có khả năng giúp phụ nữ phục hồi các triệu chứng sau mãn kinh xảy ra khi mức estrogen tự nhiên giảm xuống. Song, isoflavone cũng ngăn chặn estrogen vốn có và lấy đi tác dụng tích cực của estrogen đối với ung thư tử cung và ung thư vú.

Vậy nên, các chuyên gia sức khỏe khuyên phụ nữ bị ung thư vú hoặc ung thư tử cung không nên uống nhiều sữa đậu nành hoặc tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi muốn sử dụng thường xuyên.

(Ảnh: Getty images)
(Ảnh: Getty images)

Thiếu khoáng chất

Sữa đậu nành dù có nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại có hàm lượng phytate rất cao. Nếu sử dụng sữa đậu nành thường xuyên và lâu dài, phytate sẽ làm hạn chế sự hấp thụ của cơ thể đối với các khoáng chất như kẽm, sắt, magie mà cơ thể nạp vào từ các loại đồ ăn, nước uống khác.

Những khoáng chất này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cơ thể khỏe mạnh. Vì vậy nếu chỉ uống duy nhất sữa đậu nành và sử dụng thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng thiếu hụt khoáng, cơ thể ốm yếu.

Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa

Sữa đậu nành có protein, nhưng nó cũng chứa chất ức chế enzyme như trypsin. Hoạt động của trypsin có thể ngăn ngừa tiêu hóa protein. Từ đây cản trở quá trình tiêu hóa, dẫn tới tình trạng đầy bụng, khó tiêu và táo bón.

Không những thế, một khi cơ thể dung nạp quá nhiều sữa đậu nành, nó sẽ để lại một lớp phủ dạng chất nhầy trong đường tiêu hóa. Điều này cũng ảnh hưởng tới hệ hô hấp, gây ra các vấn đề về xoang như hen suyễn, cảm lạnh và hội chứng ruột kích thích.

(Ảnh: Getty Images)

(Ảnh: Getty Images)

Bệnh lý buồng trứng

Sử dụng đậu nành, sữa đậu nành hay các chế phẩm từ đậu nành sẽ làm tăng nồng độ hormone estrogen trong cơ thể, dẫn đến làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về buồng trứng như ung thư buồng trứng, u nang buồng trứng,...

Mặc dù isoflavone có cấu trúc tương tự estrogen nhưng nồng độ hormone trong đậu nành thấp hơn nhiều so với trong buồng trứng. Tùy vào nhiều yếu tố nguy cơ như di truyền, bệnh lý nền về buồng trứng,... mà việc uống nhiều sữa đậu nành có thể làm nặng hơn các bệnh lý này.

Tăng tình trạng suy giáp

Từ kết quả của các nghiên cứu khoa học, đối với những người phụ nữ có bệnh lý về tuyến giáp như cường giáp, suy giáp,... goitrogen có trong sữa đậu nành làm cản trở quá trình hấp thu iốt, isoflavone ức chế enzyme giúp tổng hợp hormone giáp. Từ đó làm tăng nguy cơ bị suy giáp.

(Ảnh: Getty Images)
(Ảnh: Getty Images)

3. Những lưu ý khi sử dụng sữa đậu nành

Sữa đậu nành là một loại thức uống nhiều dưỡng chất và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên chú ý một số điều sau khi sử dụng để hạn chế những tác hại của sữa đậu nành đối với nữ giới cũng như đối với những đối tượng khác.

- Người lớn uống không quá 500ml mỗi ngày và trẻ nhỏ nên ít hơn 300ml mỗi ngày.

- Trong tuần nên sử dụng xen kẽ sữa đậu này với các loại sữa khác như sữa tươi, sữa hạt,...

- Uống sữa đậu nành đã được đun sôi kỹ và nấu chín.

- Sữa đậu nành sau khi nấu chín và để nguội cần được bảo quản trong tủ lạnh. Không nên bảo quản trong ấm nước hay phích nước vì đây không phải dụng cụ bảo quản phù hợp với sữa đậu nành.

- Không pha sữa đậu nành với đường đỏ vì loại đường này sẽ làm giảm các chất dinh dưỡng có trong sữa.

- Không dùng sữa đậu nành để uống thuốc vì sẽ làm giảm hiệu quả điều trị của thuốc.

Có thể bạn quan tâm