Kinh tế

Doanh nghiệp

Tàu trọng tải 3.000 tấn bị sóng biển đánh gãy làm đôi ở Quảng Ngãi

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tàu sắt có chiều dài 80m, trọng tải 3.000 tấn, chở 2.700 tấn gạo đi qua vùng biển Quảng Ngãi thì va vào đá ngầm, bị sóng biển đánh đứt gãy làm đôi từ 26.1, đến nay - ngày 11.2 vẫn chưa trục vớt được.

Tàu Hoàng Gia 46 va vào đá ngầm, bị sóng biển đánh đứt gãy làm đôi ở vùng biển Quảng Ngãi. Ảnh: Ngọc Viên

Tàu Hoàng Gia 46 va vào đá ngầm, bị sóng biển đánh đứt gãy làm đôi ở vùng biển Quảng Ngãi. Ảnh: Ngọc Viên

Tàu chở hàng Hoàng Gia 46 thuộc Công ty TNHH vận tải biển Hoàng Gia (TP Hải Phòng). Ngày 20.1, tàu xuất bến tại tỉnh An Giang chở hơn 2.700 tấn gạo đến TP Hải Phòng. Đến ngày 26.1, tàu bị chết máy, thuyền trưởng cho tàu thả trôi tự do. Hai ngày sau, con tàu khủng này dạt vào vùng biển Sa Huỳnh phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi và bị va vào đá ngầm gây thủng đáy. Rất may, 11 thuyền viên trên tàu được các lực lượng chức năng của tỉnh Quảng Ngãi ứng cứu thành công.

Thân tàu đứt rời, ngập trong nước biển. Ảnh: Ngọc Viên

Thân tàu đứt rời, ngập trong nước biển. Ảnh: Ngọc Viên

Theo quan sát của phóng viên tại hiện trường, hiện tàu Hoàng Gia 46 bị sóng biển đánh gãy làm đôi, hàng nghìn tấn gạo cũng bị nhấn chìm. Ngoài ra, để tránh dầu trên tàu tràn ra biển gây ô nhiễm môi trường, chủ tàu đã đưa phương tiện đến hút thành công 4.000 lít dầu, không để dầu tràn ra biển.

Ông Nguyễn Duy Tuyên - thuyền trưởng tàu Hoàng Gia 46 cho biết: “Hiện chúng tôi đã đưa phương tiện đến trục vớt hàng hóa trong hầm tàu đưa lên bờ. Con tàu hư hỏng nặng, ngoài ra sóng lớn liên tục đánh vào tàu cuốn trôi khoảng một nửa số gạo, số còn lại bị ngấm nước biển nên nếu vớt lên bờ cũng chỉ làm thức ăn cho gia súc. Vụ tai nạn gây thiệt hại rất lớn”.

Chủ tàu đưa xe cẩu ra biển, tiếp cận tàu Hoàng Gia 46 để cẩu hàng hóa trong tàu Hoàng Gia 46 lên bờ. Ảnh: Ngọc Viên

Chủ tàu đưa xe cẩu ra biển, tiếp cận tàu Hoàng Gia 46 để cẩu hàng hóa trong tàu Hoàng Gia 46 lên bờ. Ảnh: Ngọc Viên

Ông Tuyên cho biết thêm, khi biển êm sẽ đưa toàn bộ gạo trong hầm tàu lên bờ. Sau đó, đội thợ lặn sẽ tiếp cận con tàu để đánh giá lại mức độ hư hỏng của thân tàu nhằm có biện pháp trục vớt, sửa chữa.

Có thể bạn quan tâm