Kinh tế

Nông nghiệp

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT: Không chủ quan trong ứng phó hạn hán

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dù đã có nhiều cố gắng trong khắc phục hậu quả hạn hán nhưng diễn biến của khô hạn còn diễn biến phức tạp, đòi hỏi sự chủ động hơn từ các địa phương.

 

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp đã có những trao đổi riêng với VOV về vấn đề hạn hán đang diễn ra tại một số địa phương.

 

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp (ảnh: Truyền hình Bắc Kạn)
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp (ảnh: Truyền hình Bắc Kạn)



PV: Thưa ông, vai trò của địa phương cần được nhìn nhận như thế nào trong ứng phó với tình hình hạn hán đang diễn ra hiện nay?

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: Thủ tướng đã có Công điện chỉ đạo nói rất rõ vai trò chủ động của địa phương là chủ yếu và sự phối hợp giữa các Bộ, ngành trong đó Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đóng vai trò chính, các Bộ ngành khác như Bộ: Công thương, Khoa học công nghệ, Kế hoạch đầu tư đóng vai trò vai trò phối hợp cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để giải quyết.

Hạn hán tình hình chung năm nay cuối tháng 7 sẽ diễn ra ở khu vực Bắc Trung bộ, cuối tháng 8 Nam trung bộ sẽ là thời gian cao điểm. Diện tích hạn hạn vào ở thời kỳ cao điểm cả khu vực này là gần 70.000 n ha, so với các năm gần đây không phải là quá lớn mà ở mức bình quân. Đây là vấn đề sẽ diễn ra thường xuyên nếu không có giải pháp về công trình.

PV: Vậy đâu là những giải pháp thưa ông?

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: Khắc phục tình trạng này có nhiều giải pháp trong đó có cả giải pháp công trình và phi công trình. Giải pháp công trình thì tại khu vực này chúng tôi đang xây dựng nhiều hồ đập lớn. Trong đó có các tỉnh: Bình Định, Phú Yên ngay tại Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An đang có nhiều công trình lớn theo tiến độ sẽ hoàn thành vào năm 2020 - 2021.

Như vậy sau giai đoạn này diện tích tưới trong phạm vi công trình thủy lợi sẽ tăng lên khoảng hơn 100 nghìn ha. Những diện tích trong lưu vực và khu vực của công trình thủy lợi sẽ đảm bảo được nước tưới, lúc đó sẽ khắc phục được tình trạng hạn hán thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, những diện tích ngoài khu vực tưới cần phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng.


 

Hạn hán tình hình chung năm nay cuối tháng 7 sẽ diễn ra ở khu vực Bắc Trung bộ, cuối tháng 8 Nam Trung bộ sẽ là thời gian cao điểm. (Ảnh minh họa, nguồn: KT)
Hạn hán tình hình chung năm nay cuối tháng 7 sẽ diễn ra ở khu vực Bắc Trung bộ, cuối tháng 8 Nam Trung bộ sẽ là thời gian cao điểm. (Ảnh minh họa, nguồn: KT)



PV: Như ông vừa nói, sự chủ động của các địa phương là rất quan trọng, vậy trong chuyển đổi các địa phương cần chú trọng những vấn đề gì thưa ông?

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Hiệp: Có 2 cái phải chuyển đổi. Thứ nhất phải chuyển đổi cơ cấu về cây trồng, trong đó tập trung vào những cây trồng lâu năm, ngắn ngày chịu hạn. Thứ hai là chuyển đổi mùa vụ đặc biệt là chuyển đổi quy trình sản xuất, ví dụ như cả tỉnh, cả huyện xuống giống trong 1 ngày để tiết kiệm được nguồn nước.

Ngoài giải pháp trước mắt, Bộ đang yêu cầu các công ty quản lý công trình thủy nông rà soát lại toàn bộ hệ thống, làm thế nào sử dụng nước một cách tiết kiệm, hiệu quả nhất.

Theo thống kê, nguồn nước của chúng ta không phải thiếu thế nhưng vì sử dụng không hiệu quả nên dẫn đến tình trạng này vì vậy cần có nhiều giải pháp, trong đó trách nhiệm ở đây chủ yếu là trách nhiệm của địa phương trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng và dứt khoát phải chuyển đổi. Nếu địa phương nào cũng làm được thì hạn hán sẽ khắc phục được trong ngắn hạn và trong tương lai.

PV: Xin cảm ơn ông!

 

Minh Long/VOV1

Có thể bạn quan tâm