Tiêu chảy sau khi ăn: Nguyên nhân từ đâu?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tiêu chảy xuất hiện sau bữa ăn thường bất ngờ và cảm giác mắc vệ sinh có thể khá gấp gáp. Một vài người mắc tiêu chảy sau bữa ăn có thể gặp phải các cơn nhu động ruột đau.
Theo bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (Quận 5, TPHCM), các nguyên nhân có thể gây ra tiêu chảy sau bữa ăn được chia thành 2 nhóm chính: cấp, nghĩa là thời gian xảy ra ngắn, và mạn, thời gian xảy ra kéo dài.
Một vài tình trạng hoặc vấn đề có thể gây ra tiêu chảy cấp sau ăn. Thường các triệu chứng tiêu chảy sẽ mất đi sau một thời gian hoặc cũng có thể cần phải dùng thuốc. Một số nguyên nhân thường gặp gồm:
Nhiễm vi-rút: Nhiễm vi-rút, ví dụ như viêm dạ dày, có thể gây ra tiêu chảy tạm thời và khiến cho đường tiêu hóa trở nên cực kỳ nhạy cảm. Tiêu chảy có thể kéo dài vài ngày, kể cả khi các triệu chứng khác không còn.
Không dung nạp Lactose: Những người bị dị ứng với Lactos (một loại đường ở trong các sản phẩm từ sữa) có thể bị tiêu chảy nếu như dùng những thực phẩm có chứa lactose. Các triệu chứng không dung nạp lactose gây tiêu chảy bao gồm đầy hơi, co thắt cơ bụng, và tiêu chảy.
Ngộ độc thực phẩm: Cơ thể con người thực hiện rất tốt việc nhận biết được đã ăn những thứ không nên ăn. Khi cơ thể phát hiện được thức ăn xấu, nó sẽ cố gắng tống chúng ra ngoài ngay tức thì. Và do đó dẫn đến tiêu chảy hay nôn ói trong vòng vài phút sau khi ăn thực phẩm có chất độc.
Ký sinh trùng: Các ký sinh trùng trong thức ăn có thể gây ra tiêu chảy. Sán dây là loại ký sinh trùng gây ra tiêu chảy thường gặp nhất.
Các nguyên nhân mạn tính gây ra tiêu chảy sau ăn là những bệnh cần được điều trị liên tục nhằm ngăn ngừa các triệu chứng của tiêu chảy sau bữa ăn. Các bệnh này bao gồm:
Hội chứng ruột kích thích (IBS): là tình trạng gây ra nhiều vấn đề ở đường tiêu hóa, bao gồm: tiêu chảy, đầy hơi, và co thắt ở bụng. Vẫn chưa rõ nguyên nhân gây ra IBS.
Bệnh Celiac: Bệnh tự miễn này gây tổn thương lên đường ruột mỗi khi bạn ăn Gluten. Gluten là chất đạm có trong hầu hết các sản phẩm từ lúa mì.
Viêm đại tràng vi thể: Tình trạng này làm cho đại tràng bị viêm. Ngoài tiêu chảy ra, các triệu chứng khác bao gồm đầy hơi và co thắt bụng. Tuy nhiên viêm có thể có hoặc không hiện diện. Điều này có nghĩa là các triệu chứng của PD có thể xuất hiện và biến mất.
Rối loạn hấp thụ axít mật: Túi mật sản xuất ra dịch mật để giúp hệ tiêu hóa phân giải và tiêu hóa chất béo trong thức ăn. Nếu như những axít này không được tái hấp thụ một cách đúng đắn thì chúng có thể gây kích thích đại tràng dẫn đến phân lỏng hoặc tiêu chảy.
Hội chứng Dumping: Biến chứng của phẫu thuật giảm cân thì không thường gặp, nhưng nó cũng có thể là nguyên nhân của tiêu chảy sau ăn. Với tình trạng này, dạ dày tống thức ăn ra rất nhanh sau khi ăn. Điều này dẫn đến việc kích thích phản xạ điều khiển nhu động ruột, từ đó xảy ra tiêu chảy.
Để tránh tiêu chảy sau khi ăn, các bác sĩ khuyên nên người bệnh nên cẩn thận với các thực phẩm có thể kích thích tiêu chảy, giữ vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn khẩu phần nhỏ, giảm stress... Nếu tình trạng tiêu chảy trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám.
NGỌC LÊ (LĐO)
https://laodong.vn/suc-khoe/tieu-chay-sau-khi-an-nguyen-nhan-tu-dau-843547.ldo

Có thể bạn quan tâm