Nhờ bản đồ này mà sau 232 năm mới biết được về khuôn viên kiến trúc của Phủ thành Quy Nhơn thời bấy giờ và có thể xem đây là tư liệu quý về phong trào khởi nghĩa Tây Sơn.
Ngày 24-12, tiến sĩ Đinh Bá Hòa, nguyên Giám đốc Bảo tàng Bình Định, cho biết trong tập tư liệu Quảng Thuận đạo sự tập do Nguyễn Huy Quýnh sống vào đời Lê - Trịnh biên soạn, hiện bản gốc đang giữ tại tộc họ ở Trường Lưu, Nghi Xuân, Hà Tĩnh, có vẽ bản đồ Phủ thành Quy Nhơn dưới thời Tây Sơn (ảnh).
Theo tiến sĩ Đinh Bá Hòa, Quảng Thuận đạo sự tập là công trình tổng hợp lịch sử, địa chí khổ 32x16 cm, trong đó có 27 trang viết, 57 trang bản đồ. Bản đồ Phủ thành Quy Nhơn dưới thời Tây Sơn được tác giả vẽ khá chi tiết và theo lối tả thực rất sinh động. Bản đồ được vẽ vào năm 1785, tức khi thành Quy Nhơn đã được Nguyễn Nhạc và anh em Tây Sơn lấy làm đại bản doanh của cuộc khởi nghĩa.
Tiến sĩ Hòa cho rằng, nhờ bản đồ này mà sau 232 năm mới biết được về khuôn viên kiến trúc của Phủ thành Quy Nhơn thời bấy giờ và có thể xem đây là tư liệu quý về phong trào khởi nghĩa Tây Sơn.
Hoa Đình/thanhnien