Sức khỏe

Tin cực vui cho bệnh nhân tiểu đường

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Các nhà khoa học Trung Quốc vừa phát triển thành công liệu pháp giúp trị bệnh tiểu đường. Trong thử nghiệm trên một bệnh nhân bị tiểu đường loại 2, liệu pháp đã giúp ông không còn phải dùng insulin, sau đó là ngừng hoàn toàn việc uống thuốc để kiểm soát đường huyết.

Bệnh nhân là một người đàn ông 59 tuổi, mắc bệnh tiểu đường loại 2 trong 25 năm. Ông đối diện nguy cơ mắc nhiều biến chứng nghiêm trọng của tiểu đường. Năm 2017, ông đã phải ghép thận và mất gần như hoàn toàn chức năng tiểu đảo tụy. Đây là vùng nhỏ chứa các tế bào có chức năng tiết ra hoóc môn giúp kiểm soát đường huyết của tuyến tụy. Do đó, ông phải tiêm insulin nhiều lần trong ngày, theo tờ South China Morning Post (Trung Quốc).

Một số người mắc tiểu đường loại 2 cần tiêm insulin thường xuyên để kiểm soát đường huyết

Một số người mắc tiểu đường loại 2 cần tiêm insulin thường xuyên để kiểm soát đường huyết

"Nam bệnh nhân có nguy cơ cao mắc các biến chứng nghiêm trọng của tiểu đường", tiến sĩ Dấn Hào, một trong những người dẫn đầu nghiên cứu tại Bệnh viện Trường Chinh Thượng Hải ở thành phố Thượng Hải (Trung Quốc), cho biết.

Trong thử nghiệm, các nhà khoa học đã sử dụng liệu pháp tế bào mới để điều trị cho người đàn ông. Theo đó, nhóm khoa học học đã lấy tế bào đơn nhân máu ngoại vi của chính bệnh nhân rồi chuyển đổi thành tế bào hạt giống, sau đó tiếp tục tái tạo thành mô tiểu đảo tụy. Cuối cùng, vào tháng 7.2021, nhóm khoa học đã cấy ghép tế bào tiểu đảo tụy này vào tuyến tụy của bệnh nhân.

Khoảng 11 tuần sau khi cấy ghép, bệnh nhân đã không còn cần dùng insulin nữa, đồng thời thuốc kiểm soát đường huyết cũng dần giảm liều. Khoảng 1 năm sau, ông đã không cần uống thuốc nữa.

Các kiểm tra sau đó cho thấy chức năng tiểu đảo tụy của bệnh nhân đã được phục hồi một cách hiệu quả. Ông đã không dùng insulin được 33 tháng.

Tiểu đường là bệnh mạn tính ảnh hưởng đến cách thức cơ thể chúng ta chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Thức ăn được cơ thể phân hủy thành đường glucose. Đường glucose sẽ kết hợp với hoóc môn insulin tiết ra từ tiểu đảo tụy của tuyến tụy để đi vào tế bào và cung cấp năng lượng cho tế bào. Ở bệnh nhân tiểu đường, tiểu đảo tụy không tiết đủ insulin hoặc cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả nên làm tăng đường huyết.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ cho biết hiện vẫn chưa có cách chữa khỏi bệnh tiểu đường. Để kiểm soát tiểu đường, người bệnh cần giảm cân, ăn uống lành mạnh và dùng thuốc. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ kê thuốc tiêm insulin. Bệnh nhân phải tiêm và theo dõi thường xuyên đường huyết và lượng thực phẩm nạp vào cơ thể, theo South China Morning Post.

Có thể bạn quan tâm