Đô thị

Nhịp sống Đô thị

TP HCM tiếp tục đề xuất xây dựng Luật Đô thị đặc biệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Trong báo cáo tổng kết Luật Tổ chức chính quyền địa phương gửi Bộ Nội vụ mới đây, UBND TP HCM tiếp tục có đề xuất về xây dựng Luật Đô thị đặc biệt.

Cụ thể, với mục tiêu phát triển TP HCM trở thành thành phố văn minh, hiện đại, đầu tàu về kinh tế số, xã hội số, trung tâm kinh tế, tài chính, thương mại của cả nước, hội nhập quốc tế sâu rộng, UBND TP HCM kiến nghị Chính phủ đề xuất Bộ Chính trị, Quốc hội cho chủ trương xây dựng Luật Đô thị đặc biệt.

TP HCM tiếp tục đề xuất xây dựng Luật Đô thị đặc biệt; Ảnh: HOÀNG TRIỀU

TP HCM tiếp tục đề xuất xây dựng Luật Đô thị đặc biệt; Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Theo báo cáo của UBND TP HCM, việc thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương có nhiều thuận lợi, khi góp phần tạo cơ sở pháp lý về tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương; bảo đảm nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND và UBND các cấp.

Việc thực hiện phân cấp, phân quyền, ủy quyền và mối quan hệ giữa chính quyền địa phương với chính quyền trung ương được đẩy mạnh, đặc biệt là việc phân cấp cho địa phương đã phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương trong việc quyết định và tổ chức thực hiện những chính sách trong phạm vi được phân cấp.

TP HCM được Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tập trung lãnh đạo; Quốc hội, Chính phủ quan tâm chỉ đạo, tạo thuận lợi trong quá trình điều hành, quản lý nhà nước.

Đồng thời, với việc chỉ đạo, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc cụ thể trong quá trình quản lý điều hành, các cơ quan Trung ương đã tiến hành phân cấp quản lý ngày càng mạnh hơn, nhiều hơn cho thành phố.

Đặc biệt, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết 131/2020; Nghị quyết 98/2023 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển, đây là cơ hội lớn để Thành phố phát triển nhanh, bền vững.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, TP HCM cũng gặp không ít khó khăn, vướng mắc do một số cơ chế, chính sách về tài chính, ngân sách chưa có điều kiện thực hiện như cơ chế huy động nguồn lực thực hiện dự án, phát triển kinh tế, xã hội; tiềm năng lợi thế của thành phố chưa được khai thác tối đa để phát triển nhanh, bền vững.

Việc thực hiện phân cấp, phân quyền, ủy quyền hiện nay chưa thực hiện triệt để, chưa rõ ràng, chưa xác định cụ thể mỗi cấp chính quyền có những nhiệm vụ, thẩm quyền. Một số nội dung về phân cấp của Trung ương cho chính quyền địa phương thực hiện nhưng còn quy định phải báo cáo xin ý kiến của bộ ngành trước khi quyết định.

Việc kiện toàn tổ chức bộ máy và biên chế của chính quyền địa phương đã được tiến hành sắp xếp theo quy định, tuy nhiên vẫn chưa thực sự tinh gọn, chưa tương ứng với nhiệm vụ được giao.

Có thể bạn quan tâm