Sức khỏe

Dinh dưỡng

Triệu chứng của bệnh thủy đậu và cách phòng ngừa cho trẻ khi giao mùa

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Thời tiết giao mùa từ xuân sang hè là thời điểm để bùng phát bệnh thủy đậu đặc biệt ở trẻ nhỏ. Bạn có thể phát hiện căn bệnh này qua một số triệu chứng cụ thể để điều trị cho trẻ kịp thời.
 

 Thủy đậu là căn bệnh dễ găp ở trẻ khi thời tiết giao mùa. Đồ họa: Hồng Nhật
Thủy đậu là căn bệnh dễ gặp ở trẻ khi thời tiết giao mùa. Đồ họa: Hồng Nhật


Thủy đậu là căn bệnh là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính, do một loại siêu vi mang tên Varicella Zoster Virus (VZV) gây nên. Thủy đậu có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, vì vậy cần hết sức lưu ý khi xuất hiện những triệu chứng sau để tìm biện pháp điều trị.

Thời gian ủ bệnh

Thời gian từ lúc cơ thể nhiễm phải siêu vi, đến lúc phát ra bệnh- được gọi là thời gian nung bệnh hoặc ủ bệnh và thường kéo dài khoảng 2-3 tuần. Trong lúc này, người mắc bệnh thường không có bất kỳ dấu hiệu gì, do đó rất khó để nhận biết.

Giai đoạn khởi phát

Thời điểm khởi phát, trẻ thường có triệu chứng sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi, biếng ăn. Mụn nước nổi ở vùng đầu mặt, chi và thân, mụn nước xuất hiện rất nhanh trong vòng 12- 24 giờ có thể nổi toàn thân.

Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn này trẻ bắt đầu sốt cao, chán ăn, buồn nôn, mệt mỏi, đau đầu và đau cơ. Các nốt ban đỏ bắt đầu có những nốt phỏng nước hình tròn, đường kính từ 1- 3 mm. Các mụn nước gây ngứa và rát, rất khó chịu.

Những nốt mụn nước này xuất hiện toàn thân, mọc kín trên cơ thể bệnh nhân. Mọc cả vào niêm mạc miệng gây khó khăn trong việc ăn uống. Một số trường hợp bị nhiễm trùng mụn nước sẽ có kích thước lớn hơn, dịch bên trong mụn nước màu đục do chứa mủ.

Giai đoạn phục hồi

Bệnh sẽ kéo dài từ 7- 10 ngày nếu không có biến chứng, các nốt mụn sẽ khô dần, bong vảy và da phục hồi trở lại. Những vết thâm da ở nơi nổi mụn nước sẽ không để lại sẹo, nhưng nếu bị nhiễm thêm vi trùng mụn nước có thể để lại sẹo rỗ sau khi chúng biến mất.

Do đó, trong giai đoạn này cần vệ sinh các vết thủy đậu cẩn thận, tránh để nhiễm trùng. Kết hợp sử dụng các loại thuốc trị sẹo, thuốc trị thâm.

Phòng ngừa thủy đậu cho trẻ

Tiêm chủng vaccine ngừa thủy đậu là biện pháp phòng tránh thủy đậu hiệu quả và lâu dài nhất. Với trẻ em nên được đưa tới các cơ sở y tế uy tín để tiêm theo đúng liều lượng quy định. Lịch tiêm gồm:

Mũi 1: Tiêm khi trẻ trên 1 tuổi.

Mũi 2: Trẻ từ 1 - 13 tuổi: tiêm cách mũi 1 tối thiểu 3 tháng. Trẻ 13 tuổi trở lên: Tiêm cách mũi 1 ít nhất 1 tháng.

Khi tiếp xúc với người đang mắc bệnh thủy đậu mà bản thân chưa tiêm phòng vaccine ngừa thủy đậu, cần tiêm chủng ngừa trong 3 ngày sau đó. Không sử dụng đồ dùng cá nhân với người nhiễm bệnh, không chạm tay trực tiếp vào các mụn nước thủy đậu để tránh tính trạng lây lan bệnh.

 

https://laodong.vn/suc-khoe/trieu-chung-cua-benh-thuy-dau-va-cach-phong-ngua-cho-tre-khi-giao-mua-886623.ldo

Theo Hồng Nhật (T/H, LĐO)

Có thể bạn quan tâm