Kinh tế

Nông nghiệp

Trung Quốc phát hiện loại cúm lợn mới có thể gây đại dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Theo một nghiên cứu được công bố hôm 29/6 trên tạp chí khoa học PNAS, tạp chí chính của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, G4 có nguồn gốc từ chủng H1N1 gây ra đại dịch cúm năm 2009.

 

Theo một nghiên cứu được công bố hôm 29/6 trên tạp chí khoa học PNAS, tạp chí chính của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, G4 có nguồn gốc từ chủng H1N1 gây ra đại dịch cúm năm 2009.

"Nó sở hữu tất cả những dấu hiệu cần thiết trong việc thích ứng cao để lây nhiễm cho người", nhóm tác giả, gồm các nhà khoa học đến từ các trường đại học Trung Quốc cùng Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, cho biết.


 

 Trang trại chăn nuôi lợn ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, năm 2018. Ảnh: Sun Dawu.
Trang trại chăn nuôi lợn ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc, năm 2018. Ảnh: Sun Dawu.



Từ năm 2011 đến 2018, các nhà nghiên cứu đã thu thập 30.000 mẫu xét nghiệm từ lợn trong các lò mổ ở 10 tỉnh của Trung Quốc và trong một bệnh viện thú y, cho phép họ phân lập 179 virus cúm lợn.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã thực hiện nhiều thí nghiệm khác nhau, bao gồm cả trên chồn sương (chồn Ferret), thường được dùng rộng rãi trong các nghiên cứu về cúm vì chúng gặp các triệu chứng tương tự như ở người, chủ yếu là sốt, ho và hắt hơi.

G4 được đánh giá có khả năng lây nhiễm cao và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn trên chồn sương so với các loại virus khác. Các xét nghiệm cũng cho thấy rằng bất cứ khả năng miễn dịch nào đạt được do tiếp xúc với cúm mùa cũng không thể đưa ra sự bảo vệ khỏi nguy cơ nhiễm G4.

Các nhà khoa học cho hay virus này đã lây từ động vật sang người, nhưng chưa có dấu hiệu cho thấy nó có thể lây từ người sang người và đây cũng là mối quan tâm của họ.

"Điều đáng lo ngại là việc lây nhiễm virus G4 ở người sẽ giúp chúng tăng khả thích nghi ở người và tăng nguy cơ xảy ra đại dịch với loài người", các nhà nghiên cứu viết.

Nhóm tác giả nghiên cứu kêu gọi các biện pháp khẩn cấp để giám sát những người làm việc và tiếp xúc với lợn.

"Công trình nghiên cứu được đưa ra như lời nhắc nhở mạnh mẽ rằng chúng ta liên tục có nguy cơ xuất hiện mầm bệnh mới và gia súc, được con người tiếp xúc nhiều hơn so với động vật hoang dã, có thể đóng vai trò là nguồn gốc của virus gây đại dịch", James Wood, trưởng khoa thú y tại Đại học Cambridge, Anh, cho biết.

Ngành nông nghiệp Trung Quốc, nơi gia cầm và lợn thường được nuôi gần nhau, từ lâu bị coi là nguyên nhân chính tạo ra những chủng virus cúm mới. Đại dịch Covid-19 cũng được cho là bắt nguồn từ một khu chợ ở thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, đã lan tới hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 10,4 triệu người nhiễm và hơn 500.000 người tử vong.

https://danviet.vn/ban-ho-tro-dn-sau-dich-covid-19nong-chuyen-vay-von-su-dung-luong-du-phong-20200630083608068.htm
 

Theo Ngọc Ánh (Vnexpress.net/AFP)
Dẫn nguồn từ Dân Việt

Có thể bạn quan tâm