Kinh tế

Giá cả thị trường

TS. Đinh Trọng Thịnh:"Cần đánh giá lại bậc thang giá điện,nên chia làm ba bậc"

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Trong khi lãnh đạo EVN khẳng định biểu giá điện 6 bậc là đúng theo thông lệ quốc tế nhưng nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng biểu giá nay là chưa phù hợp, thiệt hại cho người dân.
Biểu giá điện 6 bậc chưa phù hợp?
Ông Nguyễn Xuân Nam (Phó TGĐ Tập đoàn Điện lực Việt Nam) cho biết, biểu giá điện mà EVN đang sử dụng là phù hợp và được Chính phủ quy định.
 
Ngành điện khẳng định biểu giá 6 bậc đúng theo thông lệ quốc tế.
"Biểu giá điện đang dùng thực hiện theo Luật điện lực, trong đó quy định theo cơ chế thị trường và có sự điều tiết của nhà nước. Chính phủ sẽ quy định biểu giá điện. Ngày 7.4.2014 Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về cơ cấu biểu giá điện, trong đó có 6 bậc thang.
Trong đó hai bậc đầu dưới 100kwh thì giá bán thấp hơn so với bình quân nhằm ủng hộ người thu nhập thấp. Còn các bậc sau giá bán cao hơn, mục đích là tiết kiệm điện và sử dụng điện có hiệu quả. Trong bối cảnh cung không đủ cầu, thế nên tiết kiệm điện là giải pháp cần thiết".
Theo vị lãnh đạo EVN, biểu giá điện của Việt Nam đúng theo thông lệ quốc tế, các nước trong khu vực cũng sử dụng biểu giá này.
 
Biểu giá điện 6 bậc thang chưa phù hợp
Tuy nhiên “chiếc thang” bậc giá điện ngày càng thể hiện bất cập sau mỗi lần giá điện tăng. Ngay bậc thứ nhất chỉ dao đông từ 0 – 50kWh/ tháng. Đây là mức tiêu thụ điện thấp mà gần như khó có trong thực tế bởi với mức tiêu thụ đó một gia đình chỉ sử dụng thiết bị điện tối thiểu là chiếu sáng.
Tương tự mức tiêu thụ bậc 2 từ 51 – 100 kWh cũng rất ít gia đình sử dụng trong mực tiêu thị điện đó 1 tháng ngay cả khu vực nông thôn. Theo một số chuyên gia kinh tế mức tiêu thụ điện của gia đình trung bình dao động từ 100 – 300 kWh/tháng.
Cách chia biểu giá điện hiện nay chỉ có gia đình sử dụng dưới 100 kWh/tháng là có lợi nhưng số gia đình chỉ tiêu thụ khoảng 100 kWh/tháng là rất ít trong thực tế. Còn lại đại đa số gia đình Việt Nam đang tiêu thụ điện từ trên mức 101 kWh, có nghĩa số tiền điện bình quân đều trên 2.000 đồng/kWh.
Người dân chịu thiệt với 6 bậc thang giá điện
"Với biểu giá điện 6 bậc hiện tại, người dân chịu thiệt đủ đường chứ không phải một đường", ông Thịnh khẳng định.
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh cho biết, ngành điện là một ngành đặc thù, việc chia thành bậc là cần thiết. Tuy nhiên nên đơn giản hóa các bậc thang giá điện.
 
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho rằng người dân thiệt đủ đường theo cách tính biểu giá điện 6 bậc.
"Có người muốn chia nó ra làm nhiều bậc, tuy nhiên theo tôi đây là điều không nên và không tốt. Càng chia nhỏ bậc thì giá nó sẽ khác nhau. Đây là điều nhiều người lo lắng. Bởi thêm một vài hôm, dùng thêm một ít là điện đã nhảy lên bậc khác rồi, giá tiền điện cũng vì thế mà tăng lên".
Theo ông Thịnh, cần đơn giản hóa các bậc, vừa có sự khống chế để người dân tiết kiệm điện nhưng chia bậc sao cho hợp lý.
"Nên chia làm ba bậc, cần thăm dò và đánh giá lại để chia cho hợp lý. Như bậc 1, bậc 2 hiện nay chỉ đến 100kwh/tháng, thử hỏi có bao nhiêu nhà dân tại Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, thậm chí là vùng nông thôn dùng dưới 100kwh/ tháng không?
Theo tính toàn những người dùng dưới 100kwh/tháng chiếm 30% người dùng điện, người ta phải nấu cơm, điện sáng, tivi, nồi cơm điện...Bây giờ chủ yếu là dùng các thiết bị điện nên 100kwh/tháng là thấp nhấp 
Mức thứ hai là mức trung bình. Mức này khoảng 50 - 60% tổng số người dùng điện trong xã hội hưởng mức này. Nó dao động từ 200kwh - 400kwh/thàng. Mức thứ 3 là khoảng 20% nằm trong những người dùng quá nhiều là trên 400kwh/tháng".
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh cho biết: "Nếu chúng ta có chế độ an sinh xã hội tốt hơn, thì dần dần cũng nên bỏ các bậc đi. Chú trọng phát triển điện từ điện gió và điện mặt trời, dần dần chúng ta hướng đến người tiêu dùng điện có một giá như nhau.
PGS.TS Ngô Trí Long chia sẻ, việc phân giá điện thành 6 bậc là chưa hợp lý khiến thiệt hại về phía người tiêu dùng.
"Một gia đình gồm 2 vợ chồng và 2 người con tiêu xài bình thường thì mất khoảng 201-300kWh/tháng. Bây giờ, lại quy định mức giá rất cao so với giá bán lẻ bình quân như vậy, tổng số doanh thu chia cho sản lượng điện bán ra thì sẽ lớn hơn giá điện bình quân 1.864 đồng/kWh. Còn số lượng người dùng điện dưới 100kWh thì hiện nay rất ít. Vì thế, bất hợp lý là ở biểu giá điện chứ không phải ở cách tính giá điện".
Vũ Hiếu (Dân Việt) 

Có thể bạn quan tâm