Đô thị

Nhịp sống Đô thị

Từ năm 2021, đất thuộc diện "quy hoạch treo", người dân vẫn có thể xây nhà mới

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sau 3 năm kể từ ngày công bố kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa cho phép chuyển mục đích sử dụng đất… thì người sử dụng đất được quyền đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định.
 
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa
Đó là quy định được Quốc hội ban hành luật số 62/2020/QH14 ngày 17/6/2020. Luật này bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/1/2021, cho phép người dân được quyền xây dựng nhà mới nếu phần đất thuộc diện "quy hoạch treo" quá lâu (trên 3 năm).
Đất thuộc diện "quy hoạch treo" được hiểu là tình trạng diện tích đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định, ghi trong kế hoạch sử dụng đất cho một hoặc nhiều mục đích khác nhau, đã có công bố sẽ thu hồi để thực hiện kế hoạch nhưng vẫn không thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch.
Theo đó, việc "quy hoạch treo" ảnh hưởng lớn đến đời sống của người dân, như nhà hư hỏng chỉ được phép sửa chữa, cải tạo mà không được xây dựng mới, chất lượng cuộc sống giảm…
Theo khoản 33 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14, trường hợp sau 3 năm kể từ ngày công bố kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện, cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa cho phép chuyển mục đích sử dụng đất theo kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố mà không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện thì người sử dụng đất được quyền đề nghị cấp giấy phép xây dựng có thời hạn theo quy định.
Để được cấp giấy phép xây dựng trong trường hợp này ngoài việc đáp ứng các điều kiện chung cấp giấy phép xây dựng thì cần thỏa mãn những điều kiện riêng, cụ thể:
Đối với nhà ở riêng lẻ, bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh; thiết kế xây dựng nhà ở riêng lẻ và hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định.
Đối với công trình xây dựng, bảo đảm an toàn cho công trình, công trình lân cận và yêu cầu về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ; bảo đảm an toàn hạ tầng kỹ thuật, hành lang bảo vệ công trình thủy lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hóa, di tích lịch sử - văn hóa; bảo đảm khoảng cách an toàn đến công trình dễ cháy, nổ, độc hại và công trình quan trọng có liên quan đến quốc phòng, an ninh; thiết kế xây dựng công trình đã được thẩm định, phê duyệt và hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng phù hợp với từng loại giấy phép theo quy định.
Theo Hạ Vy (soha.vn/NLĐO)

Có thể bạn quan tâm