Văn hóa

Văn học - Nghệ thuật

Văn học Việt Nam vẫn có tác phẩm đáng đọc giữa đại dịch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Dù dịch Covid-19 khiến ngành xuất bản bị ảnh hưởng, song 2 năm qua, văn học Việt Nam vẫn có những tác phẩm đáng đọc, câu chuyện đáng kể. Đó là ý kiến nhiều người đưa ra tại tọa đàm Văn học Việt Nam một năm nhìn lại, do Khoa Văn học (Trường ĐH KHXH và NV, ĐH Quốc gia Hà Nội) tổ chức ngày 27.12.

Nhiều tác phẩm hay trong thời gian qua đã được nhắc tới. Trong đó, PGS-TS Phạm Xuân Thạch, Chủ nhiệm Khoa Văn học, nhắc tới tiểu thuyết Nghiệp chướng của nhà văn Lưu Vĩ Lân (được giải Hội Nhà văn TP.HCM) và Một ví dụ xoàng của nhà văn Nguyễn Bình Phương.

 

Tiểu thuyết Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian của nhà văn gốc Việt Ocean Vương được nhắc trong hội thảo. Ảnh: Trinh Nguyễn
Tiểu thuyết Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian của nhà văn gốc Việt Ocean Vương được nhắc trong hội thảo. Ảnh: Trinh Nguyễn


Mảng văn học thiếu nhi có tác phẩm được đánh giá cao là cuốn Đi trốn của nhà văn Bình Ca. Đây đồng thời là một cuốn sách bán chạy.

Tiểu thuyết mới ra mắt của nhà văn gốc Việt Ocean Vương Một thoáng ta rực rỡ ở nhân gian cũng được nhắc tới. Về cuốn sách này, đơn vị làm sách là Công ty sách và truyền thông Nhã Nam cho rằng: “Cuốn sách là những trải nghiệm chấn thương sau chiến tranh được truyền qua nhiều thế hệ, những đau đớn khi trở thành một người tị nạn da vàng ở một quốc gia da trắng, nỗi tuyệt vọng do nghèo đói mang lại và nỗi khao khát được khẳng định giới tính kỳ lạ trong một nền văn hóa có nhiều hình phạt”.

Tại tọa đàm, các nhà nghiên cứu còn thảo luận về việc đầu tư cho văn học thiếu nhi, việc chủ động “xuất khẩu” văn chương Việt ra nước ngoài cũng như các xu hướng sách mới trong năm tới.

Theo TRINH NGUYỄN (TNO)

Có thể bạn quan tâm