Xã hội

Đời sống

Vì sao 8,54 triệu người Trung Quốc bị chính quyền đưa vào danh sách đen?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)-Theo báo Financial Times ngày 4/12, tổng cộng 8,54 triệu người Trung Quốc, hầu hết trong độ tuổi 18 đến 59, chính thức bị chính quyền nước này đưa vào danh sách đen vì không thể chi trả đúng hạn nhiều khoản vay như nợ thế chấp mua nhà, vay kinh doanh...
Vay tiền trên các nền tảng trực tuyến yêu cầu chỉ vài thông tin cơ bản. Ảnh: SCMP

Vay tiền trên các nền tảng trực tuyến yêu cầu chỉ vài thông tin cơ bản. Ảnh: SCMP

Con số kỷ lục này tương đương 1% số người trưởng thành trong độ tuổi lao động của Trung Quốc, tăng mạnh so với mức 5,7 triệu người vỡ nợ hồi năm 2020 - thời điểm những chính sách phong tỏa chống dịch COVID-19 ảnh hưởng mạnh mẽ đến kinh tế các hộ gia đình.

Việc số người vỡ nợ tăng vọt tác động tiêu cực đến nỗ lực củng cố niềm tin người tiêu dùng tại nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Theo luật Trung Quốc, quá trình liệt một người vào danh sách đen bắt đầu khi họ bị ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng kiện ra tòa. Sau đó, nếu họ vẫn không thể thanh toán khoản vay trước hạn thì sẽ chính thức bị cấm tham gia nhiều hoạt động kinh tế, bao gồm mua vé máy bay và thanh toán qua các ứng dụng di động.

Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống một bộ phận không nhỏ người dân, vì những hình thức thanh toán di động như Alipay và WeChat Pay đã ăn sâu vào thói quen mua sắm ở đây.

Trong nhiều năm gần đây, Trung Quốc cố gắng thắt chặt thị trường cho vay tiêu dùng và tín dụng trực tuyến khiếu nhiều công ty fintech cũng phải chịu sự quản lý tương tự các ngân hàng truyền thống. Dù vậy thói quen “mua trước, trả sau” đã ăn sâu bén rễ với thế hệ trẻ.

Hệ thống ngân hàng phát triển chậm của Trung Quốc tạo điều kiện cho thị trường tín dụng đen phát triển. Mặc dù thế hệ trưởng thành thường vay tiền từ người thân, nhưng Gen Z yêu công nghệ lại tìm đến các dịch vụ tín dụng trực tuyến.

Có thể bạn quan tâm