Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Trong nước

Việt Nam chủ động ứng phó sóng thần

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 26-12 tại Hà Nội, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai phối hợp với Viện Vật lý địa cầu đã tổ chức buổi diễn tập cơ chế vận hành hệ thống cảnh báo thiên tai trong tình huống có sóng thần...

Ảnh minh họa (nguồn internet)
Ảnh minh họa (nguồn internet)

Trước tình trạng sóng thần liên tục xảy ra với cường độ dữ dội và tàn phá khủng khiếp tại Indonesia, ngày 26-12 tại Hà Nội, Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai phối hợp với Viện Vật lý địa cầu đã tổ chức buổi diễn tập cơ chế vận hành hệ thống cảnh báo thiên tai trong tình huống có sóng thần tại 6 điểm cầu, gồm: Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Văn phòng Ủy ban Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Viện Vật lý địa cầu, Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia, Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Đà Nẵng, Quảng Nam.

Theo Ông Trần Quang Hoài, Ủy viên thường trực Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, tình hình thiên tai trên thế giới và trong khu vực ngày càng cực đoan, bất thường trong đó có động đất, sóng thần. Đối với Việt Nam, lịch sử chưa ghi nhận có sóng thần nhưng nguy cơ cao xảy ra sóng thần tại Việt Nam do đứt gãy tại khu vực máng biển sâu Manila (Philippines). Nếu xảy ra sóng thần, thời gian ảnh hưởng đến Việt Nam chỉ khoảng 2 giờ, các vùng biển nguy cơ cao bị ảnh hưởng gồm 13 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bà Rịa - Vũng Tàu.

Để chủ động kịch bản ứng phó, trong buổi diễn tập, các cơ quan tham gia đã giả định tình huống và vận hành hệ thống cảnh báo. Kết quả hệ thống cơ bản đáp ứng về mặt công nghệ, truyền tải thông tin, cảnh báo đến cộng đồng, hỗ trợ tốt cho công tác cảnh báo và chỉ đạo điều hành ứng phó sóng thần. Tuy nhiên, theo Cục Phòng chống thiên tai, để hệ thống cảnh báo phát triển hơn trong thời gian tới, mở rộng phạm vi cảnh báo tới 13 tỉnh, cần tiếp tục rà soát quy trình, đào tạo nâng cao năng lực cán bộ, ban hành quy chế phù hợp để phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống.

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, thời gian gần đây tại châu Á đã xảy ra nhiều trận động đất, sóng thần gây hậu quả rất nghiêm trọng, điển hình là trận động đất năm 2011 tại Nhật Bản làm 15.893 người thiệt mạng, 6.152 người bị thương và 2.572 người mất tích.

Còn tại Indonesia hứng tới 2 trận động đất trong vòng 4 tháng qua. Trận thứ nhất vào ngày 28-9-2018 làm hơn 2.000 người chết và khoảng 5.000 người mất tích. Trận thứ hai vào ngày 22-12-2018 làm khoảng 373 người chết và hơn 1.400 người bị thương.

Phúc Hậu (sggp)
 

Có thể bạn quan tâm