Điểm đến Gia Lai

Vùng biên chuyển mình

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(GLO)- Những năm qua, các chương trình, dự án được triển khai trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên khu vực biên giới tỉnh Gia Lai đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, vật chất của người dân.

Ông Trương Văn Độ-Trưởng phòng Dân tộc huyện Đức Cơ-cho biết: Giai đoạn 2021-2024, huyện được đầu tư hơn 60 tỷ đồng để thực hiện 10 dự án từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Nhờ đó, cơ sở hạ tầng nông thôn dần được hoàn thiện, góp phần thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển.

Một góc khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ). Ảnh: Hà Duy

Một góc khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh (huyện Đức Cơ). Ảnh: Hà Duy

Làng Bua (xã Ia Pnôn) là một trong những địa phương được hưởng lợi từ nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án của Nhà nước. Theo Trưởng thôn Rơ Mah Chinh: Trước đây, đường sá đi lại khó khăn nên nông sản bị thương lái ép giá. Từ ngày đường 14C được nâng cấp, tuyến đường từ huyện đến xã được đầu tư xây dựng, người dân đi lại rất thuận lợi, giao thương thông suốt nên bà con không còn bị thương lái ép giá nông sản nữa. Nếu như trước đây, tỷ lệ hộ nghèo của làng là hơn 50% (250 hộ) thì nay đã giảm xuống còn 20%, nhiều hộ có thu nhập trên 200 triệu đồng.

Nhờ các dự án, chương trình đầu tư của Nhà nước, đến nay, 48 thôn, làng của 7 xã biên giới thuộc 3 huyện Đức Cơ, Ia Grai, Chư Prông đã có những chuyển biến tích cực. Bình quân mỗi năm, các xã trên địa bàn biên giới được đầu tư gần 10 tỷ đồng từ nguồn vốn thuộc các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn lồng ghép và các chương trình, dự án để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Các nguồn vốn đã thực sự trở thành đòn bẩy để các xã thuộc khu vực biên giới ngày càng phát triển. Cụ thể, các xã này có tỷ lệ hộ nghèo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm 3%/năm; 100% xã có đường ô tô được bê tông hóa, nhựa hóa đến trung tâm xã; 98,1% thôn, làng có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa; 99,9% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp; 92,31% người dân tộc thiểu số được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh.

Bộ đội Biên phòng tỉnh giúp người dân xã Ia Púch (huyện Chư Prông) sửa chữa nhà ở. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Bộ đội Biên phòng tỉnh giúp người dân xã Ia Púch (huyện Chư Prông) sửa chữa nhà ở. Ảnh: Vĩnh Hoàng

Theo ông Ksor Việt-Phó Chủ tịch UBND huyện Chư Prông: Công tác dân tộc và các chính sách dân tộc đã được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo, triển khai thực hiện tương đối đồng bộ, kịp thời. Các chương trình, dự án đã góp phần giúp đồng bào dân tộc thiểu số 2 xã biên giới của huyện từng bước cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo; ý thức của người dân cũng ngày càng nâng lên, tình hình an ninh trật tự trên địa bàn được giữ vững.

Được biết, ngoài các chương trình, dự án do Trung ương và địa phương triển khai, để thúc đẩy kinh tế-xã hội phát triển, các đơn vị quân đội, cơ quan, đơn vị đứng chân trên địa bàn biên giới cũng chung tay thông qua các chương trình, dự án như: “Cán bộ, chiến sĩ quân đội nâng bước em tới trường”, “Con nuôi đồn Biên phòng”, “Mái ấm cho đồng bào nơi biên giới, hải đảo”, “Bò giống cho người nghèo”...

Từ năm 2023 đến nay, Bộ đội Biên phòng tỉnh, Binh đoàn 15 và các sở, ngành, đoàn thể đã xây tặng hơn 100 căn nhà cho các hộ gia đình chính sách, người có công và gia đình có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên khu vực biên giới; tặng hơn 200 con bò giống cho các hộ khó khăn.

Ông Đinh Văn Dũng-Bí thư Huyện ủy Chư Prông-thông tin: Nhờ các chương trình, dự án được triển khai hiệu quả cũng như nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc, bộ mặt của nông thôn trên địa bàn biên giới ngày càng khởi sắc. Điều đó không chỉ giúp người dân giảm nghèo hiệu quả mà còn góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới.

Có thể bạn quan tâm