Báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á Thái Bình Dương do Ngân hàng Thế giới (WB) công bố ngày 22-11, dự báo tăng trưởng GDP năm tới của Việt Nam sẽ ở mức 6,1%, tăng trưởng tín dụng khoảng 15%.
“CPI các tháng qua đã được kiểm soát tốt và tăng chậm lại quanh mức 1% từ tháng 6 năm nay, sau khi các giải pháp ổn định vĩ mô phát huy tác dụng. Mức tăng trưởng GDP nửa đầu năm 2011 ở mức 5,6% và dự báo có thể ở mức 5,8% cho cả năm nay, thấp hơn so với mức 6,8% của năm 2010”-WB dự báo.
Cũng theo dự báo của WB, lạm phát của Việt Nam sẽ tiếp tục được kiểm soát tốt trong thời gian tới. Tuy nhiên, lạm phát sẽ không giảm nhanh trong tương lai gần do các nhân tố ảnh hưởng như giá tiêu dùng cao, điều chỉnh lương tối thiểu, khả năng có thể tăng giá điện và kỳ vọng thị trường về khả năng điều tiết hơn nữa chính sách tín dụng trong quý 4. Với những yếu tố trên, CPI năm tới được dự báo sẽ ở mức 10,5%.
Thâm hụt thương mại của Việt Nam cũng được dự báo sẽ thu hẹp trong thời gian tới nhờ sự tăng trưởng mạnh của kinh tế, xuất khẩu. Việc Ngân hàng Nhà nước mua vào mạnh ngoại tệ giúp tăng dự trữ ngoại hối lên mức tương đương khoảng 2 tháng nhập khẩu vào cuối tháng 7-2011, làm giảm rủi ro lên cán cân thanh toán và hạ bớt áp lực giảm giá tiền đồng.
Báo cáo cũng cho thấy, chính sách thắt chặt tiền tệ đang bắt đầu tạo áp lực lên hệ thống ngân hàng. “Nhập siêu năm tới khoảng 8 tỷ USD; chỉ số công nghiệp tăng 12%; giải ngân vốn FDI khoảng 7,3 tỷ USD; thâm hụt tài khoản vãng lai 4,6 tỷ USD”- Ông Bert Hofman, Kinh tế trưởng của WB tại khu vực Đông Á- Thái Bình Dương nêu dự báo.
Theo bà Ekaterina Vostroknutova, chuyên gia kinh tế cao cấp WB, Chính phủ có thể nhân cơ hội này để tái tập trung vào cải cách, nhằm thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn. Theo đó, đầu tư nhiều hơn nữa vào cơ sở hạ tầng, hệ thống giáo dục và an sinh xã hội, để có thể nâng cao hiệu suất và hướng tới sản xuất có hàm lượng giá trị gia tăng hơn nữa.
Cũng theo bà Vostroknutova thì tất cả các chương trình kích thích tài chính khả thi trước hết cần phải có tính bền vững về mặt tài chính mà quan trọng là xác định đúng mục tiêu và định hướng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu- yếu tố cần thiết để đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn.
“CPI các tháng qua đã được kiểm soát tốt và tăng chậm lại quanh mức 1% từ tháng 6 năm nay, sau khi các giải pháp ổn định vĩ mô phát huy tác dụng. Mức tăng trưởng GDP nửa đầu năm 2011 ở mức 5,6% và dự báo có thể ở mức 5,8% cho cả năm nay, thấp hơn so với mức 6,8% của năm 2010”-WB dự báo.
Dự báo lạm phát năm 2012 chỉ ở mức 10,5%. |
Thâm hụt thương mại của Việt Nam cũng được dự báo sẽ thu hẹp trong thời gian tới nhờ sự tăng trưởng mạnh của kinh tế, xuất khẩu. Việc Ngân hàng Nhà nước mua vào mạnh ngoại tệ giúp tăng dự trữ ngoại hối lên mức tương đương khoảng 2 tháng nhập khẩu vào cuối tháng 7-2011, làm giảm rủi ro lên cán cân thanh toán và hạ bớt áp lực giảm giá tiền đồng.
Báo cáo cũng cho thấy, chính sách thắt chặt tiền tệ đang bắt đầu tạo áp lực lên hệ thống ngân hàng. “Nhập siêu năm tới khoảng 8 tỷ USD; chỉ số công nghiệp tăng 12%; giải ngân vốn FDI khoảng 7,3 tỷ USD; thâm hụt tài khoản vãng lai 4,6 tỷ USD”- Ông Bert Hofman, Kinh tế trưởng của WB tại khu vực Đông Á- Thái Bình Dương nêu dự báo.
Theo bà Ekaterina Vostroknutova, chuyên gia kinh tế cao cấp WB, Chính phủ có thể nhân cơ hội này để tái tập trung vào cải cách, nhằm thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn. Theo đó, đầu tư nhiều hơn nữa vào cơ sở hạ tầng, hệ thống giáo dục và an sinh xã hội, để có thể nâng cao hiệu suất và hướng tới sản xuất có hàm lượng giá trị gia tăng hơn nữa.
Cũng theo bà Vostroknutova thì tất cả các chương trình kích thích tài chính khả thi trước hết cần phải có tính bền vững về mặt tài chính mà quan trọng là xác định đúng mục tiêu và định hướng thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu- yếu tố cần thiết để đạt được tốc độ tăng trưởng cao hơn.
Theo TPO