Đô thị

Yêu cầu khắc phục đường chiến lược trăm tỉ gần hết bảo hành thì hỏng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Sở GTVT Kon Tum yêu cầu đại diện chủ đầu tư phải đôn đốc khắc phục hư hỏng tại Quốc lộ 14C, nhiều đoạn chưa hết hạn bảo hành đã hỏng.
Ngày 17-9, Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Kon Tum đã có văn bản yêu cầu kiểm tra, sửa chữa ngay việc hư hỏng trên Quốc lộ 14C theo phản ánh của Báo Người Lao Động.
Theo đó, Sở GTVT yêu cầu Ban Quản lý dự án (QLDA) Đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh Kon Tum (đại diện chủ đầu tư) kiểm tra và chỉ đạo các nhà thầu thi công, tư vấn giám sát khẩn trương kiểm tra và sửa chữa ngay việc hư hỏn trên Quốc lộ 14C theo phản ánh của Báo Người Lao Động.
Việc kiểm tra và sửa chữa phải hoàn thành trước ngày 30-9. Ngoài ra, đại diện chủ đầu tư còn phải tham mưu để Sở GTVT Gia Lai báo cáo cho Tổng cục đường bộ Việt Nam, UBND tỉnh Kon Tum và phản hồi cho Báo Người Lao Động.
Trước đó như đã thông tin, nhiều đoạn trên đường Quốc lộ 14C được đầu tư hàng trăm tỉ đồng đang trong thời gian bảo hành nhưng đã hư hỏng. Trong đó, đoạn từ Km42 - Km72, được đầu tư trên 70 tỉ đồng, do liên danh Công ty TNHH Nhật Á Châu (Kon Tum) - Công ty Ngọc Việt - Công ty CP Đầu tư xây dựng cầu đường Kon Tum thi công, tới tháng 12-2020 là hết hạn bảo hành.

Nhiều vị trí gần hết hạn bảo hành thì hỏng
Nhiều vị trí gần hết hạn bảo hành thì hỏng
Tuy nhiên, thời gian qua, đoạn đường này xuất hiện hàng trăm điểm hư hỏng, mặt đường bong tróc, lún sống trâu. Đặc biệt tại Km62, mặt đường bị bong tróc dày đặc hơn hẳn, nhiều nơi nhựa đùn lên từng mảng lớn, chỉ cần lấy tay bóc nhẹ là lớp nhựa dễ dàng rời ra.

Vị trí kại Km 35 mới thi công xong, chưa bàn giao đã bong tróc mặt đường
Vị trí kại Km 35 mới thi công xong, chưa bàn giao đã bong tróc mặt đường

Hàng trăm điểm mặt đường bị bong tróc
Hàng trăm điểm mặt đường bị bong tróc

Lớp nhựa hư hỏng có kết cấu rời rạc
Lớp nhựa hư hỏng có kết cấu rời rạc
Ông Trần Kiên, Phòng Quản lý kết cấu hạ tầng, Sở GTVT tỉnh Kon Tum, cho biết nguyên nhân đoạn đường trên hư hỏng có thể do đường có kết cấu mặt đường láng nhựa, không phải thảm nhựa nên xe trọng tải lớn lưu thông làm bong mặt đường.
Hoàng Thanh (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm