Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Trong nước

30 phút bão: 253 cột điện bị hạ đo ván

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nếu một trong số hàng trăm chiếc cột điện kia đổ vào nhà dân thì hậu quả sẽ ra sao? Và ngay sau đây, ai sẽ là người cuối cùng chịu chi phí cho những cây cột đổ theo kiểu bị tiện ngang ấy?
 

 Một cột điện bị đổ theo kiểu
Một cột điện bị đổ theo kiểu "tiện ngang" trong bão số 5. Ảnh Hữu Long/LĐO



Một thống kê sơ bộ cho biết tổng cộng có tới 253 cột điện đã bị đổ ở mức “gẫy đứt” trong bão số 5. Quảng Trị: 53 cột; Đà Nẵng 3 cột; Quảng Bình 2 cột. Riêng Thừa Thiên Huế, 30 phút bão đổ bộ 195 cột điện bị đo ván.

Cần phải công bằng: Cột điện đổ không phải là vì không có lõi thép như những bức ảnh trên mạng.

Trả lời Lao động, Điện lực Đà Nẵng cho biết cây cột điện đổ trước số nhà 102 Tôn Đản là cột điện bêtông ly tâm 8,4m. Và đây là “Cột dự ứng lực được sản xuất theo tiêu chuẩn TCVN 5847:2016 và TCVN 6284 - 1997, có các sợi thép chịu lực được kéo giãn khi gia công đúc cột tại nhà máy… Khi có lực tác động lớn làm gãy cột thì các sợi thép này có xu hướng tụt vào bên trong thân cột (khoảng 1cm, do trước đó đã được kéo giãn).

Trên VOV, ông Hà Thanh Long, Giám đốc Công ty Điện lực Huế cũng giải thích phần lớn cột điện bị gãy đổ là cột dự ứng lực, sử dụng thép chịu lực đường kính nhỏ không giống như thép truyền thống.

“Cột truyền thống là phi 16, phi 18. Cột bây giờ chỉ có phi 8, 10, 12, tùy theo loại cột và chịu ứng lực, nên khi gẫy là gẫy đứt luôn".

Cần phải công bằng, bão số 5 rất mạnh. Cơn bão với cường độ gió cấp 7-8, giật cấp 10 đổ bộ vào đất liền khu vực Thừa Thiên Huế.

Nhưng việc hàng trăm cột điện đổ gục vì một cơn bão, dù không bị rút lõi, dù đúng “tiêu chuẩn”, xin nói thẳng, là không thể chấp nhận được.

Bởi ngoài thiệt hại về kinh tế và đời sống với 280 ngàn hộ dân mất điện, chúng ta phải ra câu hỏi: Nếu chẳng may những cây cột điện đó đổ vào nhà dân thì điều gì sẽ xảy ra?!

Khi đó, chắc chắn ngành điện không thể đem “dự ứng lực”, thép phi mây phi mấy hay “tiêu chuẩn” nào đó ra để giải thích được đâu.

Chính ông Nguyễn Thành, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Điện lực miền Trung cũng nhìn thấy rằng: Từ thực tế hàng trăm cột điện ngã đổ trong cơn bão số 5 vừa qua, cần phải xem xét, đánh giá lại khả năng chống chịu mưa bão của các cột dự ứng lực.

Đối với dân: cột gãy là cột gãy. Và một mối nguy hiểm khôn lường. Và để tránh những nguy cơ cực kỳ nguy hiểm cho những người dân phía dưới, ngay lúc này, cần kiểm tra chất lượng thi công cột điện, cần xem lại cả tiêu chuẩn quy định cho cái cột điện đó chứ không thể chỉ đổ lỗi cho bão mạnh, hay ráo hoảnh “tiêu chuẩn Việt Nam” là xong.

Xin nhắc lại một sự thật: Chi phí thay thế các cây cột điện này rút cục cũng lại hạch toán vào giá thành điện, rồi cuối cùng... bổ túi dân.

Mà phía trước, còn tới mười mấy cơn bão - không ít hơn - năm nào cũng thế.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/30-phut-bao-253-cot-dien-bi-ha-do-van-837693.ldo

Theo ANH ĐÀO (LĐO)

Có thể bạn quan tâm