Đô thị

Không gian sống

7 loại cây cảnh văn phòng được ưa chuộng hiện nay

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Hiện nay không gian xanh và gần gũi với thiên nhiên đang là xu hướng được nhiều người làm văn phòng lựa chọn. Dưới đây là gợi ý một số loại cây cảnh thường được trồng trong văn phòng.
Trồng cây cảnh ở bàn làm việc là giải pháp hữu hiệu lọc không khí cho dân văn phòng. Đồ hoạ: Tuyết Lan
Trồng cây cảnh ở bàn làm việc là giải pháp hữu hiệu lọc không khí cho dân văn phòng. Đồ hoạ: Tuyết Lan

Cây lưỡi hổ

Lưỡi hổ là loại cây cảnh thường được trồng trong vườn, trong nhà để làm đẹp không gian và lọc không khí. Cây lưỡi hổ có thân dạng dẹt, mọng nước, nhìn có vẻ sắc nhọn nguy hiểm nhưng đây là loại thân mềm, tương đối an toàn.

Lưỡi hổ còn được ví như sức mạnh của chúa sơn lâm, có khả năng xua đuổi tà khí, hạn chế xui xẻo đến với gia chủ. Đồ hoạ: Tuyết Lan

Lưỡi hổ còn được ví như sức mạnh của chúa sơn lâm, có khả năng xua đuổi tà khí, hạn chế xui xẻo đến với gia chủ. Đồ hoạ: Tuyết Lan

Cây lưỡi hổ có tác dụng lọc sạch không khí, loại bỏ một số độc tố gây ung thư. Theo quan niệm văn hóa, cây lưỡi hổ có tác dụng trong việc trừ tà, đẩy lùi những điềm xấu, mang lại may mắn và tài lộc cho gia chủ.

Cây trầu bà

Trầu bà là loại cây thân cỏ, xanh quanh năm và có tuổi thọ rất cao. Sỡ dĩ cây có tên này là vì chúng có hình dáng giống cây trầu với lá hình trái tim, hoa hình mo.

Trong phong thủy, trầu bà là “cây tiền tài”, giúp mọi chuyện hanh thông, dễ dàng, thuận lợi. Đồ hoạ: Tuyết Lan

Trong phong thủy, trầu bà là “cây tiền tài”, giúp mọi chuyện hanh thông, dễ dàng, thuận lợi. Đồ hoạ: Tuyết Lan

Cây phát triển dạng thân leo nên thường được mọi người trồng trong giỏ treo với công dụng giúp ngôi nhà cũng như văn phòng trở nên tinh tế và thoáng đãng hơn. Với đặc tính dễ trồng, lớn nhanh, không cần dành quá nhiều công chăm sóc và có khá nhiều loại, loài cây này thường được dân văn phòng “ưu ái” lựa chọn.

Cây cọ cảnh

Cây cọ cảnh có kích thước nhỏ gọn với các tán lá rộng. Theo các nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc NASA, cây cọ cảnh đứng top 3 trong bảng xếp hạng những loại cây lọc không khí trong nhà. Vì vậy được xem là lựa chọn tối ưu cho những văn phòng làm việc có ít cửa sổ. Ngoài ra, cọ cảnh còn được biết đến nhiều với khả năng xua đuổi ruồi muỗi và côn trùng.

Trồng cây gần vị trí cửa sổ, cửa ra vào không chỉ tránh được các loại côn trùng gây hại. Đồ hoạ: Tuyết Lan

Trồng cây gần vị trí cửa sổ, cửa ra vào không chỉ tránh được các loại côn trùng gây hại. Đồ hoạ: Tuyết Lan

Cây nha đam

Cây nha đam được biết đến với công dụng chữa bệnh và làm đẹp hiệu quả. Đặc biệt, cây nha đam còn có khả năng hiển thị lượng ô nhiễm trong không khí thông qua những đốm nâu trên thân cây. Khi xuất hiện đốm nâu, cây sẽ kích hoạt cơ chế hoạt động và tự mình loại bỏ sạch sẽ các khí độc.

Trồng cây nha đam tại không gian làm việc sẽ giúp mọi người bảo vệ sức khỏe, nâng cao năng suất làm việc. Đồ hoạ: Tuyết Lan

Trồng cây nha đam tại không gian làm việc sẽ giúp mọi người bảo vệ sức khỏe, nâng cao năng suất làm việc. Đồ hoạ: Tuyết Lan

Cây dương xỉ

Với đặc tính ưa ẩm ướt và cần ít ánh sáng, dương xỉ thích hợp trồng trong không gian văn phòng. Đây được coi là một trong những "máy lọc không khí" hiệu quả.

Củ dương xỉ khi nảy mầm sẽ tượng trưng cho sự phát triển mạnh mẽ của tri thức. Đồ hoạ: Tuyết Lan

Củ dương xỉ khi nảy mầm sẽ tượng trưng cho sự phát triển mạnh mẽ của tri thức. Đồ hoạ: Tuyết Lan

Dễ trồng dễ sống, vì vậy dương xỉ được xem là biểu trưng cho nghị lực sống mạnh mẽ, phi thường, vượt qua mọi khó khăn thử thách. Về mặt phong thủy, dương xỉ tượng trưng cho sự kết nối giữa nguồn năng lượng may mắn, tích cực và không gian xung quanh. Loài cây này còn thu hút những điều tốt đẹp, mang đến cảm giác tươi mát cho khuôn viên sống.

Cây lan ý

Theo nghiên cứu của NASA, cây lan ý được công nhận là một trong số 20 loại cây có khả năng thanh lọc không khí tốt nhất. Loài cây này thường mọc sát vào nhau, sống thành từng bụi. Hoa có màu trắng đục, cánh hoa vươn thẳng, tầm vài tháng mới tàn.

Cây lan ý có công dụng làm giảm lượng khí thải từ động cơ xe và các loại sơn trong nhà. Đặc biệt, cây lan ý trồng trong văn phòng, giúp lọc khí amoniac từ khói thuốc lá, linh kiện điện tử cùng các hoạt chất có khả năng gây nên tình trạng ung thư phổi.

Cây tuyết tùng

Cây tuyết tùng hay còn gọi là cây bách Nhật Bản thường được trồng làm bonsai cỡ nhỏ trang trí trong nhà và nơi làm việc. Loài cây này gắn liền với sức khỏe của con người, có tác dụng thanh lọc không khí, giúp cân bằng cảm xúc, mang đến giấc ngủ ngon cùng tâm trạng thư thái.

Tinh dầu của cây tuyết tùng có công dụng xua đuổi côn trùng. Đồ hoạ: Tuyết Lan

Tinh dầu của cây tuyết tùng có công dụng xua đuổi côn trùng. Đồ hoạ: Tuyết Lan

Có thể bạn quan tâm