Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Trong nước

Bắt giám đốc chủ mưu vụ phá hàng chục ha rừng tự nhiên ở Bình Định

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chiều 9-10, Cơ quan điều tra Công an tỉnh Bình Định đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Lê Văn Thiệt, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, TGĐ Công ty CP Đầu tư kinh doanh tổng hợp Thương Thảo, có trụ sở tại TP. Quy Nhơn, để điều tra hành vi “hủy hoại rừng” theo điều 189 Bộ luật Hình sự.
 

Một góc tiểu khu 108 rừng phòng hộ xã Đắk Mang, huyện Hoài Ân (Bình Định) bị lâm tặc tàn phá.
Một góc tiểu khu 108 rừng phòng hộ xã Đắk Mang, huyện Hoài Ân (Bình Định) bị lâm tặc tàn phá.

Ông Lê Văn Thiệt được xác định là nghi phạm chủ mưu gây ra vụ phá 61 ha rừng tự nhiên ở huyện An Lão.

Trước đây, ông cũng kinh qua nhiều việc như làm công nhân trong ngành xây dựng; là người từng tham gia dự án trồng dứa trên đỉnh La Vuông, xã Hoài Sơn, huyện Hoài Nhơn.

Ngoài ra, CQĐT cũng đã quyết định khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam đối với 1 người tên Đức (biệt danh "Đức cụt") để điều tra hành vi “hủy hoại rừng”.

Trước đó, vào ngày 11-9, lực lượng chức năng phát hiện tại Nhà máy sản xuất dăm gỗ Tường Sơn thuộc Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh tổng hợp Thương Thảo có 27 m3 gỗ và 28ster cây rừng đã cháy không có nguồn gốc hợp pháp nên tiến hành tạm giữ để điều tra.

Kết quả điều tra xác định, Công ty CP Đầu tư kinh doanh tổng hợp Thương Thảo đã thuê nhiều nhân công để tự mở đường, đưa máy móc, thiết bị, phương tiện vào phá rừng tại xã An Hưng nhằm lấy gỗ và lấy đất trồng rừng.

Liên quan đến vụ việc này, ngày 20-9, CQĐT Công an tỉnh này đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 tháng 2 bị can Nguyễn Văn Ri và Phan Dễ, cùng trú huyện Hoài Nhơn về hành vi hủy hoại rừng.

Qua điều tra đã xác định, trong thời gian từ tháng 6-2017, 2 bị can Ri và Dễ đã thuê người chặt phá rừng trái phép tại khoảnh 7, khoảnh 8, tiểu khu 1, xã An Hưng.

Theo ông Phan Trọng Hổ-Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định, đây là vụ phá rừng chủ yếu do bà con dân tộc ở làng Đăk Mang phá để trồng. Rừng này là của Ban quản lý rừng phòng hộ nên trách nhiệm đầu tiên thuộc chủ rừng là Ban quản lý rừng, sau đó mới đến trách nhiệm chính quyền địa phương và kiểm lâm địa bàn.

Bảo Khánh/ANTT

Có thể bạn quan tâm