TN - Đất & Người

Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên nói về việc thiếu dao mổ cho người bệnh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên vừa lên tiếng phản hồi thông tin việc người nhà bệnh nhân phàn nàn đơn vị này thiếu dao mổ, thuốc men buộc họ phải đi mua từ bên ngoài vào.

Người dân đi mua thuốc tại Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên. Ảnh: Bảo Trung


Ngày 10.8, một lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên cho biết: "Đã tiếp nhận, xác minh xử lý thông tin phản hồi từ người dân đối với việc bệnh viện thiếu dao mổ. Bác sĩ đã yêu cầu người nhà bệnh nhân phải đi mua từ bên ngoài vào".

Trước đó, theo thông tin từ bạn đọc cung cấp: "Bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã yêu cầu người nhà bệnh nhân đi mua dao mổ bên ngoài vì bệnh viện không còn mặt hàng này.

Ngoài ra, đối với một số loại thuốc điều trị, dịch truyền..., bác sĩ cũng kê toa, yêu cầu người nhà bệnh nhân đi mua bên ngoài đã gây ra nhiều bức xúc cho họ. Bởi lẽ, nhiều vật tư, thuốc men thông dụng đáng lẽ ra bệnh viện phải có sẵn".

Lãnh đạo bệnh viện trên cho rằng: "Phản ánh này của bệnh nhân là có thật. Đơn vị đúng là đang thiếu hụt dao mổ cũng như nhiều vật tư, y tế giá rẻ khác, thậm chí cả túi đựng nước tiểu. Giá trị mỗi lưỡi dao để mổ dao động khoảng 1.000 đến 2.000 đồng, mỗi lần dùng xong là vứt bỏ. Tuy nhiên, đây là tình hình chung trên cả nước chứ không phải chỉ ở bệnh viện chúng tôi. Hiện, đơn vị đã tiến hành đấu thầu, mua vật tư nhằm khắc phục tình trạng thiếu dao mổ cho bệnh nhân.

Lý do xảy ra thực trạng này đó là nhiều mặt hàng thuốc men, vật tư kê khai trên cổng thông tin của Bộ Y tế nhưng không ghi rõ giá thành nên đơn vị khó có thể tổ chức đấu thầu.

Còn nếu có ghi giá thành đầy đủ thì cũng mỗi nơi giá bán đều có sự chênh lệch và khi thanh tra, kiểm toán vào cuộc thì lại yêu cầu Bệnh viện mua mức giá hợp lý để tránh thất thoát tài sản... Nhiều công ty thậm chí còn không tham dự đấu thầu vì không có hàng, giá phê duyệt thấp. Ngoài ra, nguồn cung nhiều mặt hàng chỉ có thể nhập khẩu nhưng chuỗi cung cấp lại đang đứt gãy.

Ví dụ, lưỡi dao mổ rất nhỏ nhưng Việt Nam chưa sản xuất được, chỉ có thể nhập khẩu. Dù giá rất rẻ nhưng có thời điểm bệnh viện vẫn không thể mua được, nghe qua thì thấy bất hợp lý nhưng đó là thực tế đang xảy ra...".

Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên cho rằng: Trong quá trình xây dựng danh mục gói thầu mua vật tư y tế, hóa chất sinh phẩm sử dụng tại Bệnh viện nhưng việc trả giá rất khó khăn, lấy giá trúng thầu thấp nhất làm giá kế hoạch thì dễ trượt thầu.

Cùng với đó, việc lấy đủ báo giá, thuê dịch vụ thẩm định giá sửa chữa, bảo trì bảo dưỡng, mua sắm trang thiết bị y tế hết sức khó khăn, gần như không đơn vị nào nhận thực hiện dịch vụ thẩm định giá.

Nhiều đơn vị kinh doanh trang thiết bị y tế còn không tham gia dự thầu, bán hàng cho các cơ sở y tế công lập. Chính phủ đã ban hành Nghị định 98/2021/NĐ-CP về quản lý trang thiết bị y tế. Tuy nhiên, cơ quan có thẩm quyền vẫn chưa có thông tư, các văn bản hướng dẫn chi tiết nên các Bệnh viện vẫn còn lúng túng, khó thực hiện.

Được biết, đa số các cán bộ, nhân viên ở bệnh viện trên thực hiện nhiệm vụ đấu thầu, mua sắm trang thiết bị y tế đều có tâm lý sợ sai, lúng túng, không biết thực hiện như thế nào cho đúng.

Việc trình các cơ quan cấp trên phê duyệt danh mục, dự toán mua sắm cũng rất khó khăn, thời gian thường kéo dài hoặc không được phê duyệt.

Một nguyên nhân khác là do việc hiểu và thực hiện Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập về thẩm quyền quyết định mua sắm từ các nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập được giao tự chủ về tài chính chưa thống nhất.

Từ đó, dẫn đến việc đấu thầu, mua sắm của các đơn vị sự nghiệp công lập bị chững lại, chưa tổ chức thực hiện việc đấu thầu lựa chọn nhà thầu cung cấp tài sản, hàng hóa, dịch vụ kể từ khi Nghị định này có hiệu lực.



https://laodong.vn/the-gioi/my-ra-du-luat-cung-cap-gan-53-ti-usd-ho-tro-san-xuat-chat-ban-dan-1079118.ldo
 

Theo BẢO TRUNG (LĐO)

 

Có thể bạn quan tâm