Xã hội

Gia đình

Chàng trai Pháp khóc vì manh mối đầu tiên tìm thấy mẹ Việt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Khoảnh khắc tìm lại được giấy khai sinh của mình, trên đó có địa chỉ của mẹ, chàng huấn luyện viên tennis gốc Việt đã khóc.
 

Mở đầu trong hồ sơ đi tìm mẹ, anh Aurline Malnoury - một tháng gần đây thích được gọi là Phan Văn Giang như trong giấy khai sinh - viết: "Tôi học tiếng Việt để có thể nói chuyện nếu một ngày nào đó tìm thấy mẹ. Tôi luôn có một nỗi sợ là 'Làm sao có thể nói được với bố mẹ đẻ nếu không biết nói tiếng Việt".

9 năm tìm hiểu về Việt Nam, hơn một năm sinh sống tại Sài Gòn (TP HCM), chàng trai 27 tuổi giờ đây có thể viết được tên của mình, của mẹ, địa chỉ của mẹ, đặc biệt câu: "Con yêu mẹ" bằng tiếng Việt. Anh cũng đã hoàn toàn thích ứng với nhịp sống ở Sài Gòn, thậm chí ngày mới sang, Giang còn khoe rằng, "sống ở Sài Gòn dễ hơn nhiều mùa đông khắc nghiệt của Pháp". Từng bước, chàng trai trẻ tạo ra mọi tiền đề cho ngày tìm thấy mẹ. Song, đường đến ngày ấy Giang vẫn chưa biết là bao giờ...

Một ngày hè tháng 6/1992, các bảo mẫu trong Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò Vấp nghe thấy tiếng khóc trẻ con. Họ vội ra thì thấy bên mé cửa có một đứa trẻ bị bỏ lại, trong người có một tờ giấy khai sinh. Đó chính là Phan Văn Giang, 6 tháng tuổi ngày hôm đó.

Cậu bé Phan Văn Giang lúc 6 tháng tuổi. Ảnh: NVCC.
Cậu bé Phan Văn Giang lúc 6 tháng tuổi. Ảnh: NVCC.



 Dưới sự chăm sóc của các bảo mẫu chẳng bao lâu cậu bé bụ bẫm, xinh xắn trở lại. Bốn tháng sau, Giang được vợ chồng hiếm muộn người Pháp nhận nuôi. "Bố mẹ nuôi tôi kể vừa nhìn thấy tôi đã thích, vì có đôi mắt sáng và bụ", Giang kể.

Cậu bé theo cha mẹ về sinh sống ở một thị trấn ở vùng bắc trung, nước Pháp. Gia đình làm rẫy, vì thế, từ nhỏ Giang đã biết phát cây, làm cỏ, bón phân, cũng như  thu hoạch nông sản phụ bố mẹ. "Tuổi thơ của tôi khá vất vả, nhưng tôi hài lòng vì có bố mẹ yêu thương, lo cho đi học", anh chia sẻ.

Duy chỉ có điều làm Giang buồn là đi đâu cũng bị nhìn bằng ánh mắt dò xét, bởi là một đứa trẻ da vàng, tóc đen, sống giữa những người da trắng. Lúc đó, cậu chỉ biết khép nép sau lưng mẹ. Về nhà, đã bao lần Giang nhìn mình trong gương tự hỏi: "Cái mũi này là của ai, đôi mắt này là của ai, sao thấy mình khác biệt. Cha mẹ giấu vì sợ tôi bị sang chấn tâm lý".

Cho đến năm 17 tuổi, Giang mới được cha mẹ nói cho biết sự thật. "Tôi đã rất sốc. Lúc đó tôi muốn đi tìm mẹ ngay lập tức để hỏi tại sao lại bỏ con", giọng Giang chùng xuống, hai tay ôm chặt chiếc balo mang theo.

Dưới sự chăm sóc của các bảo mẫu chẳng bao lâu cậu bé bụ bẫm, xinh xắn trở lại. Bốn tháng sau, Giang được vợ chồng hiếm muộn người Pháp nhận nuôi.
Dưới sự chăm sóc của các bảo mẫu chẳng bao lâu cậu bé bụ bẫm, xinh xắn trở lại. Bốn tháng sau, Giang được vợ chồng hiếm muộn người Pháp nhận nuôi. "Bố mẹ nuôi tôi kể vừa nhìn thấy tôi đã thích, vì có đôi mắt sáng và bụ", Giang kể.



Cậu bé theo cha mẹ về sinh sống ở một thị trấn ở vùng bắc trung, nước Pháp. Gia đình làm rẫy, vì thế, từ nhỏ Giang đã biết phát cây, làm cỏ, bón phân, cũng như  thu hoạch nông sản phụ bố mẹ. "Tuổi thơ của tôi khá vất vả, nhưng tôi hài lòng vì có bố mẹ yêu thương, lo cho đi học", anh chia sẻ.

Duy chỉ có điều làm Giang buồn là đi đâu cũng bị nhìn bằng ánh mắt dò xét, bởi là một đứa trẻ da vàng, tóc đen, sống giữa những người da trắng. Lúc đó, cậu chỉ biết khép nép sau lưng mẹ. Về nhà, đã bao lần Giang nhìn mình trong gương tự hỏi: "Cái mũi này là của ai, đôi mắt này là của ai, sao thấy mình khác biệt. Cha mẹ giấu vì sợ tôi bị sang chấn tâm lý".

Cho đến năm 17 tuổi, Giang mới được cha mẹ nói cho biết sự thật. "Tôi đã rất sốc. Lúc đó tôi muốn đi tìm mẹ ngay lập tức để hỏi tại sao lại bỏ con", giọng Giang chùng xuống, hai tay ôm chặt chiếc balo mang theo.

 Được cha mẹ khuyên, dần dần Giang quên đi nỗi đau bị bỏ rơi. Nhưng ngược lại, sự tò mò về mình ngày càng lớn. Trong suốt những năm đại học ngành thể dục thể thao, Giang âm thầm tìm hiểu về văn hóa, con người Việt Nam, đọc các bài viết về trẻ em bị bỏ rơi, các gia đình tìm con thất lạc. "Đọc đến đâu tôi cũng tự hỏi, liệu bố mẹ có đi tìm mình không, có biết mình đang khỏe mạnh và có một cuộc sống tốt. Tôi có mong muốn tìm lại họ để giải đáp hết các thắc mắc", Giang nói.

Ba năm trước, sau khi cha nuôi qua đời, mẹ Giang đưa con trai về thăm Việt Nam lần đầu tiên. Lúc đó, Giang mới dám thổ lộ ý định tìm người thân cho mẹ biết. Nhìn vào mắt con trai, bà ủng hộ ngay. Bà còn chia sẻ đã có ý định từ lâu nhưng kinh tế khó khăn nên không làm được.

Trở về Pháp, bà cho con trai xem bộ hồ sơ nhận con nuôi cất trong ngăn tủ bao năm với các thông tin ít ỏi về mẹ ruột Giang. "Con là niềm hạnh phúc của ba mẹ, nhưng con còn có người thân, hãy đi tìm họ", người phụ nữ 70 tuổi khuyên con trai nên về Việt Nam sống, học tiếng Việt để việc tìm kiếm dễ hơn.


 

 Mỗi tuần một lần Giang đến Trung tâm nơi mình được nuôi dưỡng trước đây phục vụ nấu ăn, giặt quần áo cho các em nhỏ và dạy thể dục cho các em có hoàn cảnh kém may mắn. Ảnh: Phan Giang.
Mỗi tuần một lần Giang đến Trung tâm nơi mình được nuôi dưỡng trước đây phục vụ nấu ăn, giặt quần áo cho các em nhỏ và dạy thể dục cho các em có hoàn cảnh kém may mắn. Ảnh: Phan Giang.



 Sau khi sắp xếp yên tâm về mẹ, Giang quay lại Sài Gòn cuối năm 2017. Hiện anh làm huấn luyện viên tennis. Mỗi cuối tuần, Giang đều đến trung tâm nơi mình được cưu mang trước đây phụ nấu ăn, giặt quần áo, dạy thể dục cho các em có hoàn cảnh kém may mắn. "Nhìn các em bây giờ tôi nhớ đến mình ngày xưa, thương lắm", chàng huấn luyện viên chia sẻ.

Ngày 9/11 vừa qua, Giang được ban lãnh đạo Trung tâm nuôi dưỡng trẻ em Gò Vấp thông báo đã tìm được giấy khai sinh và một vài thông tin người mẹ để lại. Theo đó, Giang sinh ngày 13/12/1991 ở Đà Nẵng. Mẹ anh tên Phan Thị Anh Hòa, hiện 52 tuổi, ở Thanh Sơn, (thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, Bà Rịa Vũng Tàu). Giang có một người anh trai hơn 4 tuổi. Ba anh đã mất vì tai nạn khi vợ mới sinh con trai thứ hai.

Cầm bộ hồ sơ trên tay, Giang rơi lệ vì vui. Anh nghĩ, có lẽ mẹ bỏ mình vì nghèo, không thể một mình nuôi hai con nhỏ khi chồng mới mất. "Tôi không trách bà. Tôi muốn mọi người hãy gọi tôi là Phan Văn Giang. Đó là tên tôi được mẹ đặt trong giấy khai sinh. Bây giờ, tôi muốn dùng nó để đi tìm mẹ, nói cảm ơn bà đã sinh ra tôi", khóe mắt chàng trai vạm vỡ ấy đỏ au lên vì xúc động.

Bước ngoặt này giúp Giang tin ngày tìm thấy mẹ không còn xa...


Là người tiếp nhận hồ sơ tìm mẹ của Giang, ông Sơn Phạm nhà sáng lập tổ chức Trẻ em không biên giới cho biết, trong các hồ sơ ông đang tiếp nhận, trường hợp của Giang là có tỷ lệ tìm được cao nhất, vì bà Hoà để lại thông tin cụ thể về nơi ở, nơi sinh Giang và các thông tin về gia đình.

Bà Hồ Thanh Loan, Giám đốc Trung tâm nuôi dưỡng bảo trợ trẻ em Gò Vấp cho biết: "Vừa rồi, trung tâm đã gửi nhờ xác minh thông tin của bà Hòa, nhưng do địa chỉ từ năm 1992 nên đang gặp khó khăn và không biết bà còn ở địa phương hay không", bà Loan nói.



Phan Thân (VNE)

Có thể bạn quan tâm