Chính trị

Tin tức

Tăng cường chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai vừa ban hành Kế hoạch số 113/KH-TU về tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay.
Ban Tuyên giáo Trung ương khen thưởng 10 tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác báo chí năm 2021. Ảnh nguồn internet
Ban Tuyên giáo Trung ương khen thưởng 10 tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác báo chí năm 2021. Ảnh nguồn internet
Theo đó, Kế hoạch nhằm tạo sự thống nhất nhận thức về tầm quan trọng, sự cần thiết phải tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động báo chí, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội trên địa bàn tỉnh trong giai đoạn hiện nay; đề cao trách nhiệm của cơ quan chỉ đạo, quản lý, chủ quản báo chí, tạp chí; cơ quan báo chí, tạp chí và tính tự giác, gương mẫu của mỗi người làm báo; triển khai và thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ “Xây dựng nền báo chí, truyền thông chuyên nghiệp, nhân văn và hiện đại”.
Đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi để báo, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội phát triển lành mạnh, đúng định hướng. Kiên quyết, kịp thời chấn chỉnh, xử lý những hành vi vi phạm, nhất là tình trạng xa rời tôn chỉ, mục đích và biểu hiện “thương mại hóa”, “tư nhân hóa” báo chí; tình trạng “báo hóa” tạp chí, trang thông tin điện tử, tạo sự chuyển biến rõ rệt, tích cực trong hoạt động báo chí, tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội trên địa bàn tỉnh.
Ban thường vụ Tỉnh ủy yêu cầu cơ quan chỉ đạo, quản lý, chủ quản báo chí và các cơ quan báo chí của tỉnh tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện tổt các nhiệm vụ trọng tâm như: Quán triệt, nâng cao nhận thức của cấp ủy, tổ chức Đảng và đảng viên trong các cơ quan báo chí, tạp chí về vị trí, vai trò, trách nhiệm của báo chí cách mạng Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; bảo đảm đúng nguyên tắc báo chí cách mạng Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật.
Cùng với đó, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với báo chí, bảo đảm báo chí phát triển đúng định hướng chính trị, tư tưởng. Bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân; chú trọng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức để người làm báo nhận thức sâu sắc làm báo là làm cách mạng, người làm báo là chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng-vãn hóa của Đảng. Khắc phục những biểu hiện lệch lạc về chính trị, tư tưởng trong đội ngũ những người làm báo trên địa bàn tỉnh.
Đổi mới nội dung, phương thức chỉ đạo, định hướng, cung cấp thông tin bảo đảm kịp thời, chính xác, toàn diện, phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tiễn; giữ vững kỷ luật, kỷ cương, chấp hành nghiêm chỉ đạo, định hướng thông tin, nhất là đối với những vấn đề có tính chất quan trọng, phức tạp, nhạy cảm.
Bên cạnh đó, các cơ quan quản lý báo chí phối hợp kiểm tra, rà soát, kiến nghị chấn chỉnh, xử lý nghiêm tình trạng vi phạm pháp luật trong hoạt động báo chí; tình trạng xa rời tôn chỉ, mục đích, “thương mại hóa”, “báo hóa” tạp chí, trang thông tin điện tử, mạng xã hội.
Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng; phát huy vai trò lãnh đạo của Đảng; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với tổ chức Đảng và đảng viên trong cơ quan báo chí, tạp chí, nhất là người đứng đầu cấp ủy.
Hỗ trợ, tạo điều kiện về cơ chế, kinh phí, nguồn lực hoạt động; thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực quản lý; tăng cường trách nhiệm của Hội Nhà báo tỉnh trong giáo dục đạo đức nghề nghiệp; đẩy mạnh việc theo dõi, kiểm tra, kết luận và xử lý đổi với người làm báo vi phạm đạo đức nghề nghiệp; làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, kịp thời biểu dương, nhân rộng các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong các phong trào thi đua và hoạt động báo chí…
Tại Kế hoạch, Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao nhiệm vụ cụ thể cho Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, Hội Nhà báo tỉnh, Báo Gia Lai, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh triển khai thực hiện. Trong đó, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh lựa chọn các hình thức phù hợp quán triệt đến cơ quan báo chí, tạp chí triển khai thực hiện Kế hoạch; tổng hợp báo cáo kết qua thực hiện về Thường trực Tỉnh ủy thường xuyên hoặc khi có yêu cầu.
Ban cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan chuyên môn triển khai cụ thể hóa các nội dung được giao tại Kế hoạch này (hoàn thành trong tháng 11-2022); tiến hành thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về hoạt động báo chí. Thực hiện nghiêm túc, đúng yêu cầu, nhiệm vụ và nội dung Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí trên địa bàn tỉnh; kịp thời sơ kết, tổng kết việc triển khai và đề xuất phương hướng, giải pháp (đến năm 2025); xây dựng Quy hoạch phát triển mạng lưới cơ sở báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở xuất bản thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trên địa bàn tỉnh (theo chỉ đạo của Trung ương).
Hội Nhà báo tỉnh, Báo Gia Lai, Đài Phát thanh-Truyền hình tỉnh và Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh căn cứ chức năng, nhiệm vụ xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ được phân công (hoàn thành trong tháng 11-2022); định kỳ 6 tháng/lần báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch này về Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy để tổng hợp, báo cáo Thường trực Tỉnh ủy và cấp có thẩm quyền.
TRẦN ĐỨC
 

Có thể bạn quan tâm