Kinh tế

Ia Grai hỗ trợ sinh kế giúp nông dân thoát nghèo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Hơn 3 năm qua, chương trình hỗ trợ sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ia Grai (tỉnh Gia Lai) triển khai tại xã Ia Pếch đã giúp các hộ nghèo, cận nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
Năm 2018, từ nguồn Quỹ "Vì người nghèo" của huyện Ia Grai, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện đã phối hợp với Hội Nông dân huyện triển khai chương trình hỗ trợ sinh kế tại xã Ia Pếch. Trong đó, hỗ trợ cho 8 hộ nuôi bò, 1 hộ trồng rau và 1 hộ nuôi gà với tổng số tiền là 100 triệu đồng. Các hộ tham gia đã đối ứng thêm để mua con giống, sửa sang chuồng trại.
Ông Nguyễn Công Vụ-Chủ tịch Hội Nông dân xã Ia Pếch-cho hay: Ngoài chương trình hỗ trợ sinh kế do Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện thực hiện, Hội Nông dân xã còn phối hợp với Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Ia Grai cho 274 lượt hộ vay với tổng số tiền hơn 21 tỷ đồng thông qua các tổ tiết kiệm và vay vốn. Đồng thời, thông qua các tổ tiết kiệm, Quỹ Hỗ trợ nông dân, Hội đã triển khai xoay vòng cho 15 hội viên vay với tổng số tiền trên 600 triệu đồng, lãi suất ưu đãi. Các chương trình hỗ trợ đã phát huy khả năng sáng tạo của hội viên trong sản xuất kinh doanh, vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần quan trọng vào công cuộc xóa đói giảm nghèo tại địa phương.

7.Chi nhánh Ngân hàng chính sách huyện Ia Grai giải ngân vốn vay ưu đãi giúp hội viên nông dân có nguồn vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Chi nhánh Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện Ia Grai giải ngân vốn vay ưu đãi giúp hội viên nông dân phát triển sản xuất kinh doanh.

4. Cán bộ xã Ia Pếch hướng dẫn hội viên nông dân kỹ thuật chăm sóc cây cà phê.
Cán bộ xã Ia Pếch hướng dẫn hội viên nông dân kỹ thuật chăm sóc cây cà phê.

3.Từ mô hình hỗ trợ sinh kế đã thúc đẩy hoạt động sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho hộ nghèo.
Từ mô hình hỗ trợ sinh kế đã thúc đẩy hoạt động sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho hộ nghèo.
2. Chị Rơ Lan Pieng (làng Ograng) là hộ nghèo tham gia chương trình cho biết: Năm 2018 tôi được MTTQ Việt Nam huyện Ia Grai hỗ trợ 10 triệu đồng. Gia đình đã mua 1 con bò giống và sửa lại chuồng chăn nuôi. Nhờ chăm sóc tốt nên con bò giống đã sinh sản được 4 con. Ngoài ra gia đình còn chăm sóc 1,2 ha cà phê, 1 ha điều… Thu nhập bình quân mỗi năm gần 100 triệu đồng. Nhờ đó mà đầu năm 2021, gia đình đã thoát nghèo.
Chị Rơ Lan Pieng (làng Ograng) là hộ nghèo tham gia chương trình.Chị cho biết: Năm 2018, tôi được MTTQ Việt Nam huyện Ia Grai hỗ trợ 10 triệu đồng. Gia đình đã mua 1 con bò giống và sửa lại chuồng chăn nuôi. Nhờ chăm sóc tốt nên con bò giống đã sinh sản được 4 con. Ngoài ra, gia đình còn chăm sóc 1,2 ha cà phê, 1 ha điều… Thu nhập bình quân mỗi năm gần 100 triệu đồng. Nhờ đó mà đầu năm 2021, gia đình đã thoát nghèo.
5. Từ Quỹ Hỗ trợ nông dân, anh Trần Ngọc Minh (làng O Pếch) được vay 40 triệu đồng để mua máy cắt lá dâu mở rộng quy mô sản xuất. Mô hình trồng dâu nuôi tằm mỗi tháng cho thu nhập ổn định từ 15-20 triệu đồng.
Từ Quỹ Hỗ trợ nông dân, anh Trần Ngọc Minh (làng O Pếch) được vay 40 triệu đồng để mua máy cắt lá dâu, mở rộng quy mô sản xuất. Mô hình trồng dâu nuôi tằm mỗi tháng cho thu nhập ổn định từ 15-20 triệu đồng.
6. Chăn nuôi thỏ là một trong những mô hình kinh tế hiệu quả được anh Nguyễn Viết Đồng (làng Ku Tong) triển khai, đem lại thu nhập ổn định. Mỗi tháng sau khi trừ hết chi phí anh vẫn còn lãi trên 12 triệu đồng.
Chăn nuôi thỏ là một trong những mô hình kinh tế hiệu quả được anh Nguyễn Viết Đồng (làng Ku Tong) triển khai, đem lại thu nhập ổn định. Mỗi tháng, sau khi trừ chi phí, anh thu về hơn 12 triệu đồng.

ĐỨC THỤY (thực hiện)

Có thể bạn quan tâm