Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Trong nước

Chống dịch quyết liệt, hiệu quả hơn với tinh thần 'như chống giặc'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Thủ tướng khẳng định những phương pháp, cách làm trong phòng, chống dịch đang thực hiện là đúng hướng, song dịch vẫn diễn biến phức tạp, đòi hỏi mọi việc cần được thực hiện quyết liệt, hiệu quả hơn.

 Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 ở Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)
Xét nghiệm sàng lọc COVID-19 ở Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: Thanh Vũ/TTXVN)


Tính đến 19h ngày 4/7, Việt Nam đã ghi nhận hơn 18.000 ca mắc COVID-19, trong đó riêng đợt dịch thứ 4 có trên 16.500 ca mắc.

Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc chỉ đạo quyết lệt của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sự nỗ lực không mệt mọi của ngành ttế, công an, quân đội và người dân cả nước, Việt Nam đã lần lượt vượt “cơn bão” COVID-19 với các ổ dịch siêu lây nhiễm tại Bắc Giang, Bắc Ninh, Hải Dương và bây giờ là Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam như Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang với số người mắc đang tăng lên từng ngày.

Riêng tại Thành phố Hồ Chí Minh, trong đợt dịch thứ 4, bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, đã có tổng cộng 6.034 trường hợp mắc COVID-19 được Bộ Y tế công bố.

Chỉ trong mấy ngày đầu tháng Bảy, số ca mắc COVID-19 tại thành phố tăng đột biến, trong đó riêng trong ngày 3/7, thành phố ghi nhận số ca mắc kỷ lục với 714 trường hợp, ngày 4/7 là 599 trường hợp, ngày 2/7 là 419 trường hợp.

Lý giải nguyên nhân khiến dịch có điều kiện lây nhanh và khó kiểm soát tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết virus gây dịch bệnh tại thành phố thuộc biến chủng Delta (được tìm thấy lần đầu tiên ở Ấn Độ). Biến chủng này có sự lây lan nhanh, đặc biệt là trường hợp tiếp xúc gần. Bên cạnh đó, Thành phố Hồ Chí Minh có mức độ tập trung dân cư đông đúc, nhiều chợ tự phát và chợ truyền thống. Điều này khiến virus có sự lây lan nhanh hơn.

Thành phố Hồ Chí Minh có nhiều khu công nghiệp và nhà máy sản xuất, số lượng công nhân đông, vì thế chỉ cần một công nhân nhiễm SARS-CoV-2 nhưng không xuất hiện triệu chứng, vẫn làm việc bình thường có thể dẫn đến sự lây nhiễm cho cả tập thể lớn.

Thêm một lý do khiến thành phố này phát hiện nhiều ca mắc COVID-19 trong một thời gian ngắn là nhờ công tác tổ chức xét nghiệm diện rộng.

Thành phố Hồ Chí Minh đã có quyết định thành lập Trung tâm Điều hành, điều phối xét nghiệm trên địa bàn thành phố. Việc thành lập trung tâm này sẽ giúp Thành phố Hồ Chí Minh đẩy nhanh được tiến độ xét nghiệm. Thành phố Hồ Chí Minh có khả năng lấy 1,4 triệu mẫu/ngày, năng lực xét nghiệm đạt 450.000 mẫu gộp. Đây là con số có thể tin tưởng trong thời gian tới, khi lực chọn đúng khu vực trọng tâm, trọng điểm, sử dụng nhuần nhuyễn test nhanh và RT-PCR, thành phố sẽ sớm kiềm chế và đẩy lùi dịch bệnh, Thứ trưởng Sơn chia sẻ.

Đánh giá chung về tình hình dịch COVID-19 hiện nay, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho rằng tình hình dịch bệnh vẫn đang được kiểm soát. Tuy nhiên, tại Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh miền Đông Nam Bộ, dịch đang diễn biến nhanh, phức tạp và dự báo sẽ tiếp tục ghi nhận các trường hợp mắc mới do mầm bệnh đã lưu hành trong một thời gian dài tại nhiều nơi, trong đó có các khu vực có nguy cơ cao bùng phát dịch như các nhà máy, khu công nghiệp, các chợ dân sinh...

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long lưu ý Thành phố Hồ Chí Minh cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với tăng cường kỷ luật, kỷ cương, nâng cao hơn sự chủ động của cấp quận, huyện và xã, phường, phát huy vai trò của các tổ COVID-19 trong cộng đồng và các nhà máy.

Đồng thời, Bộ trưởng khuyến cáo cần tăng cường sử dụng test kháng nguyên nhanh, khi phát hiện ca nghi nhiễm thì xét nghiệm khẳng định bằng máy RT-PCR.

“Việc sử dụng test kháng nguyên nhanh trong đợt dịch này rất hiệu quả vì với biến chủng mới, lượng virus có mật độ rất lớn trong mẫu của các ca nhiễm," Bộ trưởng Bộ Y tế lưu ý.

Lo lắng về tình hình dịch ở Thành phố Hồ Chí Minh, tại cuộc họp trực tuyến vào sáng 4/7 với 8 tỉnh, thành phố phía Nam (Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Long An, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang) về công tác phòng, chống dịch COVID-19, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhận định: “Tình hình dịch bệnh vẫn đang diễn biến phức tạp, khó lường, nếu không có giải pháp và sự nỗ lực lớn hơn rất dễ mất kiểm soát, nhất là tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận."

Thủ tướng nhấn mạnh cùng với Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục của cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và của cả nước. Do đó, tình hình dịch bệnh tại Thành phố Hồ Chí Minh có ảnh hưởng lớn đến các tỉnh trong khu vực, đồng thời việc phòng, chống dịch cũng khó khăn, phức tạp hơn, đòi hỏi phải tập trung ưu tiên chỉ đạo, xử lý.

 

Một khu vực được phong tỏa tạm thời để điều tra dịch tễ liên quan đến ca mắc COVID-19. (Ảnh minh họa: TTXVN)
Một khu vực được phong tỏa tạm thời để điều tra dịch tễ liên quan đến ca mắc COVID-19. (Ảnh minh họa: TTXVN)


Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành đã và đang bổ sung lực lượng cho Thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam, đồng thời yêu cầu các ngành y tế, quân đội, công an, các tỉnh, thành phố không có dịch và dịch đã được kiểm soát tốt cần tiếp tục chi viện cho những địa phương trong trường hợp cần thiết.

Thủ tướng Chính phủ cũng khẳng định những phương châm, phương pháp, cách làm trong phòng, chống dịch như đang thực hiện là đúng hướng, không có vướng mắc, song dịch vẫn diễn biến phức tạp, đòi hỏi mọi việc cần được thực hiện quyết liệt, hiệu quả hơn, trên tinh thần “chống dịch như chống giặc".

Đồng thời, Thủ tướng chỉ đạo các cấp, các ngành tiếp tục hướng dẫn người dân thực hiện nguyên tắc “5K+vaccine và công nghệ” trong phòng, chống dịch.

Theo TTXVN/Vietnam+

Có thể bạn quan tâm