Thời sự - Sự kiện

Chư Prông: Hơn 18 tỷ đồng cho hộ nghèo và đối tượng chính sách vay phát triển sản xuất

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Chiều 6-6, đoàn giám sát do ông Trương Văn Đạt-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại UBND huyện Chư Prông về quản lý và sử dụng nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện giai đoạn 2016-2022. Cùng đi có các thành viên đoàn giám sát và lãnh đạo các đơn vị liên quan.

Quang cảnh buổi làm việc của đoàn giám sát với UBND huyện Chư Prông. Ảnh: Ngọc Sang

Quang cảnh buổi làm việc của đoàn giám sát với UBND huyện Chư Prông. Ảnh: Ngọc Sang

Theo báo cáo của UBND huyện Chư Prông, tổng nguồn vốn ngân sách ủy thác cho Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện trong giai đoạn 2016-2022 là 18,066 tỷ đồng, trong đó ngân sách tỉnh là 11,2 tỷ đồng, ngân sách huyện 6,866 tỷ đồng. Kết quả, đã giải ngân được 10,27 tỷ đồng với 290 lượt khách hàng vay vốn, doanh số thu nợ đạt hơn 3,6 tỷ đồng. Đến ngày 31-12-2022, dư nợ đạt hơn 6,8 tỷ đồng với 186 khách hàng. Việc tính lãi suất cho vay được áp dụng mức lãi suất với từng chương trình theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Số tiền lãi được sử dụng theo đúng quy định tại Quyết định số 28/QĐ-UBND ngày 6-9-2017 của UBND tỉnh về sử dụng nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua Ngân hàng CSXH để cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

Trong những năm qua, nguồn vốn ủy thác ngân sách huyện đã giúp cho 101 lượt khách hàng là các hộ sản xuất, kinh doanh tại vùng khó khăn có điều kiện đầu tư phát triển sản xuất, hỗ trợ tạo việc làm cho 189 lao động. Nhìn chung, việc triển khai cho vay trên địa bàn huyện đã đạt nhiều kết quả đáng kể, nguồn vốn cho vay được đầu tư đúng đối tượng đã phát huy được hiệu quả phát triển kinh tế, từng bước ổn định cuộc sống cho người dân. Đặc biệt là các hộ ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo.

Cụ thể, giai đoạn 2016-2021, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 16,19% xuống còn 6,86% (theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020); giai đoạn 2021-2022, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 18,26% xuống còn 15,07% (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025). Đến nay, toàn huyện có 7/19 đạt chuẩn nông thôn mới.

Ông Nguyễn Đình Phương-Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh, thành viên đoàn giám sát tham gia ý kiến tại buổi làm việc. Ảnh: Ngọc Sang

Ông Nguyễn Đình Phương-Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng ban Kinh tế-Ngân sách HĐND tỉnh, thành viên đoàn giám sát tham gia ý kiến tại buổi làm việc. Ảnh: Ngọc Sang

Tại buổi giám sát, các đại biểu đã tham gia ý kiến về một số vấn đề như: huyện Chư Prông cần làm rõ hơn về các nhóm đối tượng cần hỗ trợ vay vốn, thông tin chi tiết chương trình vay vốn, đối tượng vay; ưu tiên vốn vay cho người nghèo; đối tượng xuất khẩu lao động được hỗ trợ vay vốn; số dân tộc thiểu số được hỗ trợ vay vốn là bao nhiêu, giải pháp triển khai cho các đối tượng này như thế nào trong thời gian đến...

Làm việc với đoàn giám sát, UBND huyện Chư Prông đề xuất, kiến nghị: UBND tỉnh tiếp tục quan tâm nâng mức trích ngân sách trong điều kiện có thể để bổ sung nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm. Bên cạnh đó, lồng ghép các chương trình khuyến nông, khuyến lâm với tín dụng chính sách nhằm giúp hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác làm ăn có hiệu quả. Đối với Ngân hàng CSXH tỉnh, tăng cường mở lớp tập huấn để bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ hội, đoàn thể nhận ủy thác, tổ tiết kiệm vay vốn để không ngừng nâng cao hiệu quả của chính sách tín dụng.

Theo Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 4-6-2021 của Thủ tướng Chính phủ, huyện Chư Prông còn 3 xã thuộc khu vực II, giảm 14 xã khu vực II, III. Các đối tượng tại 14 xã này sẽ không còn được thụ hưởng các chính sách tín dụng tại vùng khó khăn, do đó người dân gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay để tái đầu tư sản xuất, kinh doanh. Bên cạnh đó, nhu cầu vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm là rất lớn, trong khi nguồn vốn của Trung ương đối với chương trình tín dụng này còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu vay vốn của người dân.

Đoàn giám sát thực tế tại vườn cà phê của gia đình bà Trần Thị Hiền (thôn Hoàng Tiên, xã Ia Phìn, huyện Chư Prông). Ảnh: Ngọc Sang

Đoàn giám sát thực tế tại vườn cà phê của gia đình bà Trần Thị Hiền (thôn Hoàng Tiên, xã Ia Phìn, huyện Chư Prông). Ảnh: Ngọc Sang

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Trương Văn Đạt-Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, trưởng đoàn giám sát ghi nhận những nỗ lực và kết quả mà huyện Chư Prông đã đạt được trong thực hiện hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn, đảm bảo an sinh xã hội tại địa phương. Trưởng đoàn giám sát lưu ý, việc cho vay nguồn vốn ủy thác cần đảm bảo đúng các nhóm đối tượng theo quy định; quan tâm ưu tiên cho vay hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ vừa thoát nghèo, hộ gia đình chính sách, đặc biệt là hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng khó khăn nhằm giúp cho họ có điều kiện để đầu tư sản xuất, thoát nghèo bền vững.

Có thể bạn quan tâm