Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Trong nước

Cơ cấu tổ chức mới của Bộ Giao thông-Vận tải

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 56/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông-Vận tải. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 1- 10-2022 và sẽ không còn Tổng cục Đường bộ Việt Nam mà tách thành Cục Đường bộ Việt Nam và Cục Đường cao tốc Việt Nam. Sau đây là một số nội dung chính:
 


Vị trí và chức năng

Theo đó, Bộ Giao thông-Vận tải là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải, hàng không dân dụng trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công theo quy định của pháp luật.

Cơ cấu tổ chức


Theo đó, cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông-Vận tải gồm: 1. Vụ Kế hoạch-Đầu tư; 2. Vụ Tài chính; 3. Vụ Kết cấu hạ tầng giao thông; 4. Vụ Vận tải; 5. Vụ Pháp chế; 6. Vụ Khoa học-Công nghệ và Môi trường; 7. Vụ Hợp tác quốc tế; 8. Vụ Tổ chức cán bộ; 9. Thanh tra; 10. Văn phòng; 11. Cục Đường bộ Việt Nam; 12. Cục Đường cao tốc Việt Nam; 13. Cục Hàng hải Việt Nam; 14. Cục Hàng không Việt Nam; 15. Cục Đường sắt Việt Nam; 16. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam; 17. Cục Đăng kiểm Việt Nam; 18. Cục Quản lý đầu tư xây dựng; 19. Trung tâm Công nghệ thông tin; 20. Viện Chiến lược và Phát triển giao thông vận tải; 21. Trường Cán bộ quản lý giao thông vận tải; 22. Báo Giao thông; 23. Tạp chí Giao thông vận tải.

Đến năm 2030, nâng cấp, cải tạo bảo đảm an toàn chạy tàu 7 tuyến đường sắt hiện có và triển khai đầu tư hai đoạn ưu tiên của đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam
Đến năm 2030, nâng cấp, cải tạo bảo đảm an toàn chạy tàu 7 tuyến đường sắt hiện có và triển khai đầu tư hai đoạn ưu tiên của đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam


Các tổ chức quy định từ (1) đến (18) nêu trên là tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ (19) đến (23) là đơn vị sự nghiệp công lập phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.

Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam, Cục Đường bộ Việt Nam có con dấu hình Quốc huy.

Cục Hàng hải Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có các Cảng vụ trong cơ cấu tổ chức của Cục. Các Cảng vụ Hàng không, Cảng vụ Hàng hải và Cảng vụ Đường thủy nội địa là tổ chức hành chính tương đương Chi cục thuộc Cục thuộc bộ.

Bộ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các tổ chức trực thuộc bộ; trình Thủ trướng Chính phủ ban hành danh sách các tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc bộ.
Bộ trưởng Bộ Giao thông-Vận tải quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đường bộ Việt Nam, Cục Đường cao tốc Việt Nam, bảo đảm kế thừa các nhiệm vụ, quyền hạn của Tổng cục Đường bộ Việt Nam theo quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên cho đến khi cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật có liên quan.

Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam tiếp tục duy trì hoạt động theo quy định hiện hành cho đến khi cơ quan có thẩm quyền hoàn thành việc sắp xếp đối với các đơn vị này.

Các Cảng vụ Hàng không, Cảng vụ Hàng hải và Cảng vụ Đường thủy nội địa tiếp tục được áp dụng cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định cho đến khi cơ quan có thẩm quyền quyết định thực hiện cải cách chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21-5-2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng.

Nhiệm vụ và quyền hạn

Bộ Giao thông-Vận tải thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 1-9-2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ; Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28-8-2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể (bạn đọc có thể tìm đọc Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24-8-2022 của Chính phủ).

 


HUỲNH LÊ

 

Có thể bạn quan tâm