Chính trị

Quốc phòng - An ninh

Trong nước

Đại biểu Quốc hội đề nghị xử lý nghiêm tệ nạn bảo kê, đòi nợ, mua bán người

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tại chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV, đại biểu Sùng Thìn Cò (Đoàn Hà Giang) kiến nghị xử lý nghiêm các tệ nạn “xã hội đen”, “bảo kê” nhà hàng, quán bar, bến tàu, bến xe, đòi nợ thuê, lừa đảo, mua bán người trái pháp luật.

Đại biểu Sùng Thìn Cò (Đoàn Hà Giang) phát biểu. Ảnh: QH.
Đại biểu Sùng Thìn Cò (Đoàn Hà Giang) phát biểu. Ảnh: QH.
Xử lý nghiêm hoạt động bảo kê, xã hội đen
Phát biểu tại nghị trường sáng 30.3, đại biểu Sùng Thìn Cò (Đoàn Hà Giang) nêu, thực trạng hiện nay, một số tệ nạn xã hội vẫn tồn tại trong xã hội của chúng ta gây tâm lý băn khoăn, lo lắng, sợ hãi trong nhân dân. Đó là tệ nạn “xã hội đen”, “bảo kê” nhà hàng, quán bar, bến tàu, bến xe, đòi nợ thuê, lừa đảo, mua bán người trái pháp luật.
Do đó, vị đại biểu kiến nghị, đề nghị các cơ quan chức năng xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trên.
Nếu biết mà không hành động thì chúng ta đang thiếu trách nhiệm với nhân dân. Cho nên từ tình hình đó, để giữ sự bình yên cho nhân dân, giữ hạnh phúc chung cho cả dân tộc, cả quốc gia, đại biểu nhấn mạnh.

Toàn cảnh phiên thảo luận sáng 30.3 tại hội trường Quốc hội.
Toàn cảnh phiên thảo luận sáng 30.3 tại hội trường Quốc hội.
Đại biểu Sùng Thìn Cò cũng đưa ra kiến nghị làm trong sạch những địa bàn có nguy cơ tệ nạn xã hội. Tổ chức những hội thi tìm hiểu pháp luật rộng rãi trong nhân dân để dân người ta hiểu, người ta biết.
"Công tác giáo dục pháp luật rất quan trọng, tôi đề nghị phải đưa công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật lên hàng đầu. Chúng ta phải xử lý nghiêm các cá nhân, cơ quan, tổ chức mà liên quan đến bảo kê gây nhức nhối. Phải xử lý nghiêm và công khai thì mới bình yên được", đại biểu Sùng Thìn Cò nhấn mạnh.
Cán bộ phải giữ được sự liêm chính
Tiếp đó, đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn TPHCM) nhất trí với những ý kiến thẩm tra của Uỷ ban Tư pháp, về các Báo cáo công tác nhiệm kỳ 2016-2021 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Ông Nghĩa cho rằng, thành tích của nước ta trong thời gian vừa qua có đóng góp không nhỏ của hoạt động xét xử, của các lực lượng bảo vệ pháp luật, phòng chống tội phạm. Từ đó góp phần giữ vững chủ quyền quốc gia, ổn định chính trị, kinh tế, bảm đảm an toàn cho cuộc sống của nhân dân.
Tuy nhiên, ông Nghĩa cho rằng, thực tiễn hoạt động điều tra, truy tố, xét xử cho thấy có những điều tra viên, kiểm soát viên vẫn chưa thay đổi tư duy, thói quen, nhận thức cũ để phù hợp với những quy định mới. Nguyên tắc suy đoán vô tội và nguyên tắc bản án phải dựa vào kết quả tranh luận tại toà chưa được áp dụng triệt để.
“Người bị tạm giữ hay tạm giam theo luật định là những người chưa có tội nhưng phải chịu những điều kiện giam giữ khắc nghiệt, thậm chí là hơn cả thi hành án. Vẫn còn tình trạng nghi can, bị can chết khi bị tạm giữ, tạm giam. Dù nguyên nhân là tự tử đi chăng nữa vẫn là khuyết điểm", ông Nghĩa nói.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn TPHCM). Ảnh: QH.
Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (Đoàn TPHCM). Ảnh: QH.
Ông Nghĩa cũng nêu: Cần đầu tư công sức, trí tuệ cho các bản án và thời hạn thời gian tố tụng thi hành đúng hạn, đơn thư khiếu nại của người dân cần được trả lời hợp tình hợp lý.
Đặc biệt, các cơ quan tiến hành tố tụng khôi phục công bằng cho người dân nghĩa là ban hành quyết định phán quyết dựa trên công lý. Muốn có công bằng thì phải có công lý, bởi công bằng phải được bằng công lý, đó là nhiệm vụ chủ yếu của ngành tư pháp. Những điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán có vinh dự gánh trọng trách giữ vững niềm tin của nhân dân vào chế độ thông qua hoạt động tố tụng. Muốn vậy họ phải giữ vững được sự liêm chính.
Song, vị đại biểu cũng cho rằng, để giữ được liêm chính, cùng với sự tu dưỡng, rèn luyện của các cá nhân, nhà nước phải đảm thu nhập cho họ, ít nhất là ở mức trung bình của xã hội.
NHÓM PHÓNG VIÊN (LĐO)
https://laodong.vn/thoi-su/dai-bieu-quoc-hoi-de-nghi-xu-ly-nghiem-te-nan-bao-ke-doi-no-mua-ban-nguoi-893665.ldo

Có thể bạn quan tâm