Văn hóa

Dấu ấn văn hóa qua trang phục các dân tộc tỉnh Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Trang phục mỗi dân tộc đều mang một câu chuyện văn hóa, lịch sử riêng. Tôn vinh văn hóa qua thời trang cũng là tinh thần của hoạt động trình diễn trang phục dân tộc, để lại dấu ấn khó quên trong khuôn khổ Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Gia Lai lần thứ III vừa qua.

Có thể thấy, trang phục là chỉ dấu dễ nhận diện nhất của mỗi dân tộc Việt Nam. Thời trang còn kể câu chuyện về dòng chảy văn hóa, lịch sử, đồng thời biểu hiện đậm nét đời sống văn hóa và sự duy mĩ của cộng đồng các dân tộc.

Trang phục của người Bahnar vùng Đông Trường Sơn rất chăm chút về hoa văn. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trang phục của người Bahnar vùng Đông Trường Sơn rất chăm chút về hoa văn. Ảnh: Hoàng Ngọc

Thổ cẩm Bahnar, Jrai góp sắc màu trên sân khấu thời trang với gam đỏ, đen mạnh mẽ của cư dân sinh sống lâu đời ở Trường Sơn Tây Nguyên. Đặc biệt, trang phục Bahnar, Jrai còn cực kỳ chú trọng tạo hình hoa văn trên vải, tạo nên sự độc đáo riêng, đầy tính duy mĩ và cá tính dân tộc.

Sự thâm trầm, bí ẩn trong sắc màu chàm đơn giản của dân tộc Tày, Nùng, đối lập sự tươi tắn, rực rỡ trong sắc phục của người Mông…mang đến sự đa sắc cho trang phục, cũng chính là sự đa dạng trong văn hóa các dân tộc đang sinh sống trên vùng đất Gia Lai.

Nghệ nhân Phố núi Pleiku trình diễn trang phục truyền thống của người Jrai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Nghệ nhân Phố núi Pleiku trình diễn trang phục truyền thống của người Jrai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Từ sàn diễn thời trang cũng khởi đi tinh thần tự hào, tự tôn với văn hóa dân tộc mà mỗi "nghệ nhân chân đất" khi khoác lên mình trang phục truyền thống đều ý thức rất rõ.

Cùng nhìn ngắm trang phục các dân tộc tỉnh Gia Lai qua phần trình diễn của những nghệ nhân chân đất đến từ các buôn làng:

Huyện Ia Pa là 1 trong 3 đơn vị đạt giải trình diễn trang phục dân tộc xuất sắc nhất Ngày hội. Ảnh: Hoàng Ngọc

Huyện Ia Pa là 1 trong 3 đơn vị đạt giải trình diễn trang phục dân tộc xuất sắc nhất Ngày hội. Ảnh: Hoàng Ngọc

Vẻ đẹp của thiếu nữ Jrai trong trang phục dân tộc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Vẻ đẹp của thiếu nữ Jrai trong trang phục dân tộc. Ảnh: Hoàng Ngọc

Duyên dáng trang phục Jrai. Ảnh: Hoàng Ngọc
Duyên dáng trang phục Jrai. Ảnh: Hoàng Ngọc
Những chàng trai, cô gái Jrai bước ra từ buôn làng. Ảnh: Hoàng Ngọc
Những chàng trai, cô gái Jrai bước ra từ buôn làng. Ảnh: Hoàng Ngọc
Sắc màu thổ cẩm Bahnar. Ảnh: Hoàng Ngọc

Sắc màu thổ cẩm Bahnar. Ảnh: Hoàng Ngọc

Sự tự hào, tự tôn với văn hóa qua trang phục dân tộc. Ảnh: Hoàng Ngọc
Sự tự hào, tự tôn với văn hóa qua trang phục dân tộc. Ảnh: Hoàng Ngọc
Sắc phục của người Mông. Ảnh: Hoàng Ngọc
Sắc phục của người Mông. Ảnh: Hoàng Ngọc
Mũ đội đầu đính kết cầu kỳ tạo điểm nhấn trong trang phục của các cô gái Mông. Ảnh: Hoàng Ngọc

Mũ đội đầu đính kết cầu kỳ tạo điểm nhấn trong trang phục của các cô gái Mông. Ảnh: Hoàng Ngọc

Các nghệ nhân Tày không chỉ giới thiệu trang phục truyền thống mà còn đưa cả đàn tính-nhạc cụ cổ truyền lên sân khấu như một sự tự hào về văn hóa. Ảnh: Hoàng Ngọc

Các nghệ nhân Tày không chỉ giới thiệu trang phục truyền thống mà còn đưa cả đàn tính-nhạc cụ cổ truyền lên sân khấu như một sự tự hào về văn hóa. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trang phục của người Nùng đơn giản với gam màu trầm, góp phần làm phong phú sắc màu trang phục các dân tộc tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Trang phục của người Nùng đơn giản với gam màu trầm, góp phần làm phong phú sắc màu trang phục các dân tộc tỉnh Gia Lai. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đak Pơ là vùng đất có đông dân tộc anh em sinh sống, thể hiện rất rõ trong trang phục Bahnar, Mông, Tày, Nùng... trên sân khâu thời trang. Ảnh: Hoàng Ngọc

Đak Pơ là vùng đất có đông dân tộc anh em sinh sống, thể hiện rất rõ trong trang phục Bahnar, Mông, Tày, Nùng... trên sân khâu thời trang. Ảnh: Hoàng Ngọc

Có thể bạn quan tâm