Sức khỏe

Y dược cổ truyền

Đậu nành có lành không?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành từ lâu đã rất quen thuộc với cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, đậu nành có thực sự lành như chúng ta vẫn tưởng?
Lợi ích sức khỏe từ đậu nành
Ngoài việc là một yếu tố bổ dưỡng trong các bữa ăn, nhiều nghiên cứu sâu rộng trên thế giới đã chỉ ra rằng các đặc tính của đậu nành có thể có lợi cho sức khỏe con người bằng cách:
- Do có chứa phytoestrogen, đậu nành có thể giúp giảm bớt tác động của biến động nội tiết tố trong thời kỳ mãn kinh và hội chứng tiền mãn kinh (PMS).
- Đậu nành giúp giảm sự kích hoạt của tế bào hủy xương, các tế bào hấp thụ xương... Điều này dẫn đến giảm mất xương.
Ngoài ra, đậu nành còn được biết đến có tác dụng với bệnh tim mạch, tăng cường cơ bắp, quản lý tiểu đường, ngừa ung thư tuyến tiền liệt...
Sử dụng đậu nành đúng cách sẽ giúp cải thiện vấn đề về sức khỏe. Ảnh nguồn TNO
Tác dụng phụ của đậu nành
Về số lượng ẩm thực, tiêu thụ đậu nành thường được coi là an toàn, ngay cả khi mang thai. Tuy nhiên, sử dụng đậu nành trong thời gian dài như một loại thực phẩm chức năng có thể gây đau dạ dày, đầy bụng, táo bón, tiêu chảy và thay đổi kinh nguyệt. 
- Dị ứng nghiêm trọng: Đậu nành còn là một chất gây dị ứng thực phẩm nổi tiếng. Những người nhạy cảm có thể gặp phản ứng dị ứng sau khi tiêu thụ đậu nành hoặc các sản phẩm làm từ đậu nành.
Các dấu hiệu cảnh báo bao gồm nổi mày đay, ngứa trong miệng, nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi, buồn nôn và các triệu chứng hen suyễn.
- Gia tăng nguy cơ sỏi thận: Đậu nành có thể làm gia tăng nguy cơ mắc sỏi thận canxi oxalat.
Nghiên cứu từ Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ kết luận rằng oxalat trong đậu nành và thực phẩm làm từ đậu nành có thể làm tăng nguy cơ phát triển sỏi thận. Điều này là do oxalat và canxi là hai thành phần chính của một loại sỏi thận. 
Ngoài ra, đậu nành còn có những tác hại với cơ thể
- Ức chế chức năng tuyến giáp.
- Gây đầy hơi, tiêu chảy.
- Hạn chế hấp thụ canxi trong cơ thể.
Một số cách sử dụng đậu nành để đạt hiệu quả tốt nhất:
- Nên đun sôi sữa đậu nành ở nhiệt độ cao để loại bỏ một số hoạt chất không có lợi cho sức khỏe.
- Không đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt, bởi vi khuẩn sẽ dễ dàng sinh trưởng và phát triển trong môi trường ấm để lâu.
- Không nên uống quá nhiều trong cùng một lúc nếu không sẽ gây ra tình trạng đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng không được hấp thụ hết. Không nên uống quá 500 ml/ngày.
MINH HUỆ (tổng hợp)
 

Có thể bạn quan tâm