Sức khỏe

Y dược cổ truyền

Giảo cổ lam làm giảm sức mạnh đàn ông?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giảm cholesterol, có khả năng làm hạ đường huyết, bảo vệ gan, hỗ trợ giảm cân… Nhưng vài năm gần đây, một số nam giới lại kiêng dùng giảo cổ lam vì lo ngại sức mạnh 'chốn phòng the' bị giảm sút.

Giảo cổ lam có tên khoa học Gynostemma pentaphyllum, còn được gọi bằng nhiều tên khác khác như thư tràng năm lá, trường sinh thảo, thất diệp đảm… Loại thực vật được ví như nhân sâm này được nhiều người Việt tin dùng, bởi nó có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe: Giảm cholesterol, có khả năng làm hạ đường huyết, bảo vệ gan, hỗ trợ giảm cân…

Nhưng vài năm gần đây, một số nam giới lại kiêng dùng giảo cổ lam vì lo ngại sức mạnh 'chốn phòng the' bị giảm sút.

Một vị thuốc tốt

Lương y Phó Hữu Đức, Chủ tịch Hội Đông y Quận Cầu Giấy (Hà Nội), uỷ viên thường vụ Hội Đông y Thành phố Hà Nội khẳng định: Giảo cổ lam là vị thuốc rất tốt được ghi nhận trong sách đông y kim cổ tới nay. Nó được ghi trong sách cổ “Nông chính toàn thư hạch chú”, cũng được ghi trong “Từ điển cây thuốc Việt Nam”. Vua chúa ngày xưa đã dùng giảo cổ lam để tăng cường sức khoẻ, kéo dài tuổi thọ và làm đẹp.

Giảo cổ lam mọc nhiều ở các khu rừng thưa, ẩm thấp, khí hậu lạnh như Nhật Bản, Trung Quốc... Ở Việt Nam, giảo cổ lam mọc nhiều ở vùng núi phía Bắc. Năm 1997, GS.TS.NGND Phạm Thanh Kỳ (nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội, Chủ nhiệm bộ môn dược liệu) đã phát hiện cây giảo cổ lam trên núi Fansipan, được GS.NGND Vũ Văn Chuyên xác định đúng là cây Gynostemma pentaphyllum. Qua nghiên cứu các nhà khoa học thấy rằng chất lượng giảo cổ lam ở Việt Nam cũng tương đương giảo cổ lam ở Nhật Bản hay Trung Quốc. Từ năm 1976, giảo cổ lam đã được nghiên cứu ở Nhật Bản. Khi tìm hiểu về một bộ lạc sống trên núi có tuổi thọ trung bình cao, 98 tuổi, các nhà nghiên cứu tìm ra một “bí quyết” sống thọ: Người dân ở đây thường xuyên uống cây giảo cổ lam.

Giảo cổ lam có nhiều loại, loại 3 lá, loại 5 lá, loại 7 lá. Trong đó giảo cổ lam 5 lá được dùng nhiều hơn cả.
Giảo cổ lam có nhiều loại, loại 3 lá, loại 5 lá, loại 7 lá. Trong đó giảo cổ lam 5 lá được dùng nhiều hơn cả.

Không ảnh hưởng 'chuyện phòng the'

Lá và cành non của giảo cổ lam thường được dùng nhiều nhất. Người ta có thể phơi khô giảo cổ lam để dùng dần hoặc có thể nghiền ra làm trà túi lọc, tiện lợi khi sử dụng. Vài năm gần đây, một số nam giới chuộng trà giảo cổ lam bỗng dưng ngừng uống vì họ cho rằng giảo cổ lam làm giảm sức mạnh đàn ông ở chốn phòng the. Lương y Phó Hữu Đức giải đáp: Đã có rất nhiều tài liệu nói đến tác dụng của giảo cổ lam đối với sức khoẻ con người song ông chưa thấy tài liệu khoa học nào chứng minh loại cây này có hại cho đời sống phòng the của nam giới.

Tuy vậy Chủ tịch Hội Đông Y Quận Cầu Giấy (Hà Nội) khuyên, không nên lạm dụng giảo cổ lam. Đừng thấy nhiều tác dụng tốt mà ham. Cụ thể, không nên uống giảo cổ lam vào buổi tối vì nó có thể gây khó ngủ hoặc mất ngủ, chỉ nên uống vào ban ngày. Cũng cần kiểm soát liều lượng và thời gian sử dụng giảo cổ lam. Lương y Phó Hữu Đức nói: “Nếu pha chế thành nước uống hàng ngày thì dùng từ 8-10g lá khô hãm trong 1,5 lít nước. Còn dùng giảo cổ lam trong bài thuốc để trị bệnh thì liều dùng từ 12-16g/ngày, không dùng quá 50 g/ngày. Theo ông, khi dùng giảo cổ lam để trị bệnh bệnh nhân nên tới gặp thầy thuốc để có hướng dẫn cụ thể, vì mỗi loại bệnh khác nhau liều lượng khác nhau, chưa kể tới cân nặng, độ tuổi của mỗi bệnh nhân. Lương y cho rằng, không nên dùng giảo cổ lam liên tục quá 3 tháng, cần nghỉ một thời gian mới dùng tiếp, không nên đưa một hợp chất vào cơ thể kéo dài.

Trà giảo cổ lam được bán rất nhiều trên thị trường.
Trà giảo cổ lam được bán rất nhiều trên thị trường.

Có thể bạn quan tâm