Sức khỏe

Y dược cổ truyền

3 loại thảo mộc giúp hạ huyết áp

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Huyết áp cao không được điều trị có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như đau tim, đột quỵ hay bệnh thận. Muốn kiểm soát huyết áp thì chế độ ăn uống rất quan trọng.

Ngoài việc ăn nhiều trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt thì người bệnh huyết áp cao cần hạn chế ăn muối. Dùng một số loại thảo mộc tự nhiên cũng góp phần giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn.

Huyết áp cao sẽ làm tăng áp lực bên trong mạch máu. Qua thời gian, mạch máu sẽ bị tổn thương và dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm.

Cách duy nhất để biết một người có bị huyết áp cao hay không là đến gặp bác sĩ để kiểm tra huyết áp và được chẩn đoán, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).

Trà oải hương có tác dụng làm dịu hệ thần kinh, giúp dễ ngủ và giảm huyết áp. ẢNH PEXELS

Trà oải hương có tác dụng làm dịu hệ thần kinh, giúp dễ ngủ và giảm huyết áp. ẢNH PEXELS

Một số loại thảo mộc sau có thể giúp kiểm soát huyết áp hiệu quả hơn.

Húng quế

Từ lâu, húng quế tây được xem là một loại dược liệu được sử dụng trong y học cổ truyền ở một số quốc gia. Húng quế tây được dùng để điều trị một số vấn đề tim mạch, trong đó có huyết áp cao.

Một nghiên cứu công bố trên chuyên san Micro Medicine phát hiện dùng khoảng 130 mg/ngày lá húng quế khô dạng bột liên tục trong 2 tuần có thể giúp giảm đáng kể huyết áp. Hơn nữa, trong khoảng thời gian thực hiện nghiên cứu, những người tham gia đồng thời cũng uống thuốc giúp kiểm soát huyết áp. Điều này cho thấy lượng húng quế họ dùng không có tương tác tiêu cực với thuốc.

Thảo quả

Thảo quả, hay còn có tên gọi khác là bạch đậu khấu, không chỉ là gia vị nấu ăn mà còn là thảo mộc. Loại thực vật này có hàm lượng chất chống ô xy hóa cao, có đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm, giúp làm dịu cơn buồn nôn và góp phần ổn định đường huyết.

Trong một nghiên cứu trên chuyên san Indian Journal of Biochemistry and Biophysics, các nhà khoa học đã yêu cầu những tình nguyện viên tham gia nghiên cứu tiêu thụ 3 gram bột thảo quả mỗi ngày. Sau 12 tuần, huyết áp của họ đã giảm đáng kể, hàm lượng chất chống ô xy hóa trong máu cũng cao hơn. Đặc biệt, thảo quả không gây bất kỳ tác dụng phụ nào với sức khỏe.

Hoa oải hương

Hoa oải hương không chỉ mang hương thơm dễ chịu mà còn là một loại thảo mộc đa năng. Các chất trong oải hương có tác dụng làm dịu hệ thần kinh, giúp dễ ngủ, đồng thời có tác dụng giảm đau, kháng khuẩn và kháng virus.

Nghiên cứu trên chuyên san Natural Medicine Journal cho thấy tinh dầu hoa oải hương chứa một chất tạo hương có tên là linalool. Mùi hương này có tác dụng với chứng lo âu và giảm huyết áp, theo Healthline.

Có thể bạn quan tâm