Xã hội

Gia đình

Đây là sailầm lớn nhất mà cha mẹ mắcphải khi dạy con cái về tiềnbạc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tỷ phú Warren Buffett trong khóa học dạy trẻ về tài chính.
Tỷ phú Warren Buffett trong khóa học dạy trẻ về tài chính.
Nếu có ai hiểu được tầm quan trọng của việc dạy trẻ em về tiền bạc, thì người đó chính là Warren Buffett – một trong những người giàu nhất thế giới.
Trước khi trở thành CEO của tập đoàn Berkshire Hathaway, nhà đầu tư huyền thoại đã bắt đầu từ một số việc kinh doanh nhỏ - kể từ năm sáu tuổi, khi ông đã mua những lon Coca với giá 25 xu và bán lại với giá cao hơn. Ông cũng bán tạp chí và kẹo cao su từ cửa này sang cửa khác.
“Bố tôi là nguồn cảm hứng lớn nhất của tôi”, Buffett đã nói trong một cuộc phỏng vấn với CNBC. “Những gì tôi học được từ ông khi còn nhỏ đã giúp tôi có những thói quen đúng đắn nhất từ sớm. Tiết kiệm là một bài học quan trọng mà ông đã dạy tôi”
Khi được hỏi ông nghĩ điều gì là sai lầm lớn nhất mà cha mẹ mắc phải khi dạy con về tiền bạc, tỷ phú nói, “đôi khi cha mẹ đợi cho đến khi con họ đến tuổi thiếu niên rồi mới nói về việc quản lý tiền – thực ra, họ có thể bắt đầu từ khi con cái họ ở trường mầm non”
Theo quan điểm của Buffett, các nhà nghiên cứu đã lưu ý rằng 80% sự phát triển não bộ của chúng ta xảy ra khi chúng ta mới 3 tuổi.
Một nghiên cứu từ Đại học Cambridge cho thấy trẻ em đã có thể nắm bắt các khái niệm cơ bản liên quan tới tiền trong độ tuổi từ 3 đến 4. Và đến 7 tuổi, các khái niệm cơ bản liên quan đến các hành vi tài chính trong tương lai sẽ phát triển.
“Hầu hết các bậc cha mẹ đều biết tầm quan trọng của việc dạy con cái về tiền bạc và cách quản lý nó đúng cách”, Buffett thừa nhận. “Nhưng có một khoảng cách giữa việc biết và hành động”
Theo khảo sát năm 2018 từ T. Rowe Price, thu thập phản hồi từ 1.014 phụ huynh của các bé trong độ tuổi từ 8 đến 14 và hơn 1.000 thanh niên từ 18 đến 24 tuổi, chỉ 4% cha mẹ cho biết họ bắt đầu thảo luận chủ đề tài chính với con của họ trước 5 tuổi.
Ba mươi phần trăm cha mẹ bắt đầu giáo dục cho con cái về tiền từ 15 tuổi trở lên, trong khi 14% cho biết họ không bao giờ làm việc đó.
Bài học của Buffett
Vào năm 2011, Buffett tài trợ để cho ra mắt loạt phim hoạt hình dành cho trẻ em có tên là “Câu lạc bộ Triệu phú bí mật”, ông đóng vai trò là một người cố vấn cho một nhóm học sinh.
Có 26 tập trong loạt phim này, và mỗi tập giải quyết một bài học liên quan tới tài chính, chẳng hạn như cách thẻ tín dụng hoạt động hoặc lý do tại việc theo dõi nơi bạn gửi tiền lại quan trọng tới vậy.
“Tôi đã dạy tất cả những đứa trẻ nhà mình về những bài học được dạy trong Câu lạc bộ triệu phú bí mật”, giáo sư Buffett nói với CNBC. “Đây là những bài học đơn giản nhưng có ý nghĩa lớn lao đối với kinh doanh và cuộc sống”
Dưới đây là một vài bài học từ chương trình, cùng với những lời khuyên của Buffett về cách dạy chúng cho những đứa trẻ của bạn:
1. Làm thế nào để trở thành một người suy nghĩ linh hoạt
Mục tiêu của bài học này là để khuyến khích con bạn không bỏ cuộc chỉ vì một thứ gì đó không đi đúng hướng ở ngay lần đầu tiên. Khả năng suy nghĩ sáng tạo sẽ có ích khi chúng gặp phải những thách thức tài chính trong tương lai.
Lời khuyên:
Đi đến một bảo tàng nghệ thuật với đứa trẻ của bạn và thảo luận về phong cách khác nhau của mỗi bức tranh. Sau đó, cho chúng vẽ một cái gì đó của riêng mình. Yêu cầu chúng động não với các công cụ vẽ khác nhau - bên cạnh bút vẽ - có thể sử dụng bọt biển, tăm bông, ngón tay,...
Biến những thứ “vứt đi” thành kho báu bằng cách đố con bạn đưa ra những cách sử dụng mới cho những thứ cũ quanh nhà (ví dụ: chai nhựa được cắt ra sử dụng để trồng cây, một hộp rỗng có thể được biến thành một hộp đựng tạp chí). Điều này sẽ giúp chúng cách suy nghĩ chín chắn, tiết kiệm tiền và đồng thời bảo vệ môi trường.
2. Làm thế nào để bắt đầu tiết kiệm tiền
Như Ben Franklin đã từng nói, “một đồng tiết kiệm được là một đồng kiếm được”. Để giúp con bạn học cách quản lý tiền của mình, điều quan trọng là chúng phải hiểu được sự khác biệt giữa mong muốn và nhu cầu.
Lời khuyên:
Đưa cho đứa trẻ của bạn hai lọ tiền: Một để tiết kiệm và một để chi tiêu. Mỗi lần chúng nhận được tiền (ví dụ như một món quà, tiền thưởng kiếm được từ việc gì đó), hãy nói chuyện với chúng về cách chúng muốn chia tiền giữa lọ tiết kiệm và lọ chi tiêu như nào.
Cho trẻ lập danh sách gồm 5 đến 10 thứ chúng muốn mua. Sau đó, hãy phân tích từng vật phẩm với chúng và đánh dấu xem nó có đáng mua hay không (ví dụ: đồ chơi mới là ý muốn, trong khi ba lô mới là nhu cầu)
3. Cách phân biệt giữa giá cả và giá trị
Mọi người thường mắc phải lỗi trả nhiều tiền hơn cho một thương hiệu giày hoặc thứ tuyệt vời trong khi có thể mua được một mặt hàng tương tự cũng tốt với giá thấp hơn.
Ý tưởng đằng sau bài học này là giúp trẻ em hiểu được những cách khác nhau mà các nhà quảng cáo khiến chúng ta mua dịch vụ hoặc sản phẩm của họ, cũng như làm thế nào để biết cái gì đem lại giá trị thực sự.
Lời khuyên:
Lập danh sách các mặt hàng bạn cần tại siêu thị, sau đó kiểm tra tờ rơi, báo và trang web với con bạn để biết các mặt hàng trong danh sách đó. So sánh giá cả và xem cửa hàng nào cung cấp loại sản phẩm cần mua tốt nhất.
Cùng trẻ chọn một tờ tạp chí hoặc một trang web quảng cáo để đánh giá. Hỏi chúng rằng: Cái gì đang được rao bán ở đây? Quảng cáo này đang cố gắng nói gì? Điều gì ở trang quảng cáo này thu hút sự chú ý của chúng? Con cảm thấy thế nào về quảng cáo này? Những quảng cáo này đang cố gắng lôi kéo khách hàng như thế nào?
4. Cách đưa ra quyết định đúng đắn
Chìa khóa để đưa ra quyết định thông minh là suy nghĩ về cách các lựa chọn khác nhau sẽ ảnh hưởng đến kết quả trong tương lai như thế nào.
Lời khuyên:
Buffett đề nghị hãy nói chuyện với con bạn về các quyết định của chúng, cũng như các quyết định này sẽ ảnh hưởng tới tương lai như nào. Ví dụ: “Chúng ta muốn mua một chiếc TV mới, nhưng điều hoà lại hỏng và chúng ta cần tiết kiệm tiền để sửa. Nếu không sửa, thì mùa hè sẽ cực kỳ nóng. Khi điều hoà được sửa, chúng ta mới nên nghĩ đến việc mua TV”
Cho trẻ tập thói quen đưa ra quyết định đúng đắn về cách tiết kiệm tiền. Mỗi khi muốn mua một cái gì đó. Hỏi những đứa trẻ của bạn xem nó có thực sự cần không hoặc liệu có giải pháp thay thế khác không.
Không bao giờ là quá sớm
Giúp trẻ thấm nhuần thói quen tài chính lành mạnh là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm để đảm bảo chúng có một tương lai thành công.
“Không bao giờ là quá sớm” Buffett nói
Đầu tư Chứng khoán (Theo dantri)

Có thể bạn quan tâm