Ngục tù Kon Tum là khu di tích lịch sử văn hóa quốc gia, một địa chỉ đỏ giáo dục tinh thần cách mạng cho các tầng lớp nhân dân. Hiện nay, Ngục tù Kon Tum có nhiều hạng mục bị xuống cấp, chưa được quan tâm nâng cấp và trùng tu đúng mức.
Ngục Kon Tum do thực dân Pháp xây dựng từ năm 1905 đến năm 1917 mới hoàn thành, nằm ở phía bắc sông Đăk Bla, phường Quyết Thắng, TP Kon Tum, Kon Tum.
Ngục Kon Tum được Pháp xây dựng làm nơi giam giữ chiến sĩ cách mạng, cũng là nơi cung cấp nhân công khai phá miền cao nguyên, mở đường 14.
Tại Ngục Kon Tum đã từng nổ ra nhiều cuộc biểu tình của các chiến sĩ cách mạng. Điển hình là cuộc đấu tranh Lưu Huyết ngày 12/12/1931 và cuộc đấu tranh Tuyệt Thực diễn ra từ ngày 12-16/12/1931 để phản đối việc bắt tù nhân đi làm đường 14 trong điều kiện vô cùng cực khổ.
Hai ngôi mộ lớn trong khuôn viên Ngục Kon Tum để tưởng nhớ các liệt sĩ là tù chính trị đã hy sinh trong Cuộc đấu tranh Lưu Huyết và Cuộc đấu tranh Tuyệt Thực.
Búa gỗ đóng chốt cùm chân các chiến sĩ cách mạng.
Thực dân Pháp đúc cùm chân bằng bê tông.
Mô hình nhà lao Kon Tum.
Đồ dùng cá nhân của các chiến sĩ cách mạng.
Hiện nay, di tích Ngục Kon Tum có dấu hiệu xuống cấp.
Nền gạch cạnh 2 ngôi mộ bị bong tróc, vỡ vụn.
Mái nhà khu trưng bày vật dụng di tích Ngục Kon Tum bị nứt nẻ.
Một nhân viên Bảo tàng Kon Tum cho biết di tích Ngục Kon Tum xuống cấp trầm trọng, bị thấm dột, nứt nẻ. Cử tri tỉnh Kon Tum đã nhiều lần kiến nghị các cấp xem xét đầu tư, sửa chữa cơ sở hạ tầng di tích lịch sử văn hóa quốc gia Ngục Kon Tum nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Bóng điện chiếu sáng bị hư hỏng, trụ nhà bị nứt.
Ghế đá ở khuôn viên Ngục Kon Tum bị gãy, hư hỏng.
Gò đất trong khuôn viên Ngục Kon Tum là dấu tích lịch sử mà thực dân Pháp bắt các tù nhân chính trị bị giam phải lao động khổ sai để đắp thành mố cầu bắc qua sông Đăk Bla. Tuy nhiên, năm 1993, UBND tỉnh Kon Tum cấp phép BQL các công trình điện (thuộc Cty Điện lực 3) trồng một trụ điện trên khu vực gò đất. Việc xây dựng trụ điện xâm hại Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.
Theo người dân, gò đất không còn nguyên vẹn như xưa. Hiện nay, trụ điện vẫn chưa được di dời.
Di tích lịch sử quốc gia Ngục Kon Tum hư hỏng, xuống cấp.