Khoa học - Công nghệ

Dự án sản xuất than sinh học từ phụ phẩm nông nghiệp đạt loại khá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 19-6, Hội đồng Tư vấn đánh giá nghiệm thu cấp tỉnh (Sở KH-CN) tổ chức hội nghị nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình sản xuất than sinh học từ phụ phẩm nông nghiệp phục vụ xuất khẩu và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh tại Gia Lai”.
Quang cảnh hội nghị nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình sản xuất than sinh học từ phụ phẩm nông nghiệp phục vụ xuất khẩu và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh tại Gia Lai”. Ảnh: Mai Ka

Quang cảnh hội nghị nghiệm thu dự án “Xây dựng mô hình sản xuất than sinh học từ phụ phẩm nông nghiệp phục vụ xuất khẩu và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh tại Gia Lai”. Ảnh: Mai Ka

Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất than sinh học từ phụ phẩm nông nghiệp phục vụ xuất khẩu và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh tại Gia Lai” thuộc Chương trình hỗ trợ ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016-2025. Dự án do Chi nhánh Công ty TNHH Dịch vụ Kỹ thuật Nông nghiệp và Thương mại An Hưng Gia Lai chủ trì thực hiện với tổng kinh phí 8 tỷ đồng và được thực hiện trong 36 tháng.

Xuất phát từ thực tế sản xuất nông nghiệp, để tận dụng nguồn nguyên liệu sản xuất phân bón hữu ích, có giá trị dinh dưỡng cao đối với cây trồng, tiết kiệm chi phí sản xuất cùng với giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, dự án đã ứng dụng tiến bộ công nghệ trong sản xuất than sinh học từ các nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp phục vụ xuất khẩu và sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh, áp dụng tại các cơ sở, hộ nông dân trong tỉnh, nhằm góp phần giải quyết ô nhiễm môi trường, tăng nguồn thu và tận dụng nguồn phân bón phục vụ phát triển nông nghiệp bền vững.

Thành viên Hội đồng Tư vấn đánh giá nghiệm thu cấp tỉnh (Sở KH-CN) góp ý hoàn thiện dự án. Ảnh: Mai Ka
Thành viên Hội đồng Tư vấn đánh giá nghiệm thu cấp tỉnh (Sở KH-CN) góp ý hoàn thiện dự án. Ảnh: Mai Ka

Trong phạm vi dự án, Công ty đã tiếp nhận và hoàn thiện các quy trình công nghệ để sản xuất than sinh học từ thân cành và vỏ cà phê; sản phẩm than sinh học từ vỏ quả cà phê sẽ được xử lý thành phân bón hữu cơ vi sinh với số lượng 1.000 tấn; xây dựng được các mô hình: sản xuất than sinh học từ thân, cành cây quy mô công nghiệp phù hợp với điều kiện Gia Lai với sản lượng đạt 2.000 tấn/kỳ dự án; sản xuất than sinh học từ vỏ quả, lá cây, thân cây cà phê quy mô công nghiệp với sản lượng đạt 1.000 tấn/kỳ dự án; sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh từ sản phẩm than sinh học tại địa phương với sản lượng đạt 1.000 tấn; bón phân hữu cơ vi sinh cho 2 loại cây (cà phê và hồ tiêu) với quy mô 10 ha/loại cây; tổ chức đào tạo được 10 kỹ thuật viên sản xuất than sinh học và phân hữu cơ vi sinh; tập huấn hướng dẫn cho các hộ nông dân sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh từ than sinh học;…

Kết quả, đề tài được Hội đồng Tư vấn đánh giá nghiệm thu cấp tỉnh xếp loại khá.

Có thể bạn quan tâm