
Đây là một điều bất ngờ lớn đối với các nhà thiên văn học vì các thiên hà nhỏ, biệt lập như Leo P được cho là đã ngừng quá trình hình thành sao khi vũ trụ khoảng một tỷ năm tuổi, trong một kỷ nguyên vũ trụ được gọi là " Kỷ nguyên tái ion hóa ".
Nó theo sau thời kỳ đen tối của vũ trụ, ám chỉ một giai đoạn trong vũ trụ sơ khai khi sương mù dày đặc của khí hydro trung tính chặn ánh sáng. Khi những ngôi sao đầu tiên hình thành rồi phát nổ dưới dạng siêu tân tinh, chúng phát ra ánh sáng cực tím năng lượng có khả năng ion hóa các nguyên tử hydro hoặc phân tách chúng trở lại thành electron và proton, theo NASA .
Tái sinh sau vài tỷ năm
Sử dụng Camera cận hồng ngoại (NIRCam) của JWST để xác định độ sáng và màu sắc của hàng nghìn ngôi sao trong thiên hà lùn, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng Leo P đã hình thành các ngôi sao từ rất sớm trong vũ trụ nhưng đã ngừng lại ngay sau Kỷ nguyên tái ion hóa. Điều này đã được dự đoán.
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, thiên hà này đã tái sinh sau vài tỷ năm và bắt đầu hình thành các ngôi sao mới một lần nữa. Các nhà thiên văn học đã thu thập các phép đo tương tự cho ba thiên hà biệt lập khác, nhưng phát hiện ra rằng quá trình sản xuất sao đã ngừng lại trong tất cả các thiên hà đó và không bao giờ tiếp tục, vì vậy họ không rõ tại sao Leo P lại tái sinh.
JWST hiện sẽ nghiên cứu bốn thiên hà lùn biệt lập khác để tìm thêm manh mối về cách hình thành sao thay đổi theo thời gian.
Theo Hà Thu (TPO)